Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Các Lãnh tụ Liên Xô từ Lenin tới Gorbachev ( tổng hợp từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)


Vladimir Ilyich Lenin

Vladimir Ilyich Lenin
Владимир Ильич Ленин
{{{caption}}}
Lê-nin năm 1920
Chủ tịch Hội đồng Ủy ban Nhân dân Cộng hòa Liên bang Xô-viết
Nhiệm kỳ
30 tháng 12 năm 1922 – 21 tháng 1 năm 1924
Kế nhiệm
Alexey Rykov
Chủ tịch Hội đồng Ủy ban Nhân dân Cộng hòa Xã hội Liên bang Nga
Nhiệm kỳ
8 tháng 11 năm 1917 – 21 tháng 1 năm 1924
Kế nhiệm
Alexey Rykov
Lãnh đạo đảng Cộng sản Liên bang Xô-viết
Nhiệm kỳ
17 tháng 11 năm 1903 – 21 tháng 1 năm 1924
Kế nhiệm
Đảng
Sinh
22 tháng 4 năm 1870
Mất
21 tháng 1 năm 1924 (53 tuổi)
Quốc tịch
Tôn giáo
Không
Hôn nhân
Nadezhda Krupskaya (Наде́жда Константи́новна Кру́пская)
Chữ kí
Unterschrift Lenins.svg



















































Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Viêt: Vla-đi-mia Y-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sảnNga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.
Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nước Nga Xô Viết.
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường ĐỏMoskva. Ông được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.

Mục lục

  [ẩn

[sửa]Tuổi trẻ


Vladimir IlyichUlyanov (Lenin) khoảng năm 1887
Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (18311886), một quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (18351916), một người theo chủ nghĩa tự do. Lenin là người có dòng máu lai từ thời tổ tiên. Là người Nga nhưng ông có dòng máu củangười Kalmyk qua ông nội, của người Đức Volga qua bà ngoại (là một người theo thuyết Luther), và củangười Do Thái qua ông ngoại (người đã cải theo Ki-tô giáo). Lenin được rửa tội trong Nhà thờ Chính Thống giáo Nga.
Lenin nổi tiếng học giỏi tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp. Hai bi kịch đã xảy ra trong thời niên thiếu của ông. Lần đầu khi cha ông qua đời vì xuất huyết não năm 1886. Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông là Aleksandr Ilyich Ulyanov - một người theo phái "Dân ý"[1] - bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Nga hoàngAleksandr III. Sự kiện này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến. Tiểu sử chính thức của ông thời Xô Viết coi sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới các quá trình cách mạng của ông. Một bức tranh nổi tiếng của Belousov, Chúng ta sẽ đi theo một con đường khác, được in lại hàng triệu bản trong những cuốn sách thời Xô Viết, mô tả cậu bé Lenin và mẹ đang buồn bã khi mất người anh trai. Câu nói "Chúng ta sẽ theo một con đường khác" có nghĩa là Lenin đã lựa chọn chủ nghĩa Marx để tiếp cận tới cách mạng nhân dân, thay vì những phương pháp vô chính phủ cá nhân. Khi Lenin bắt đầu quan tâm tới chủ nghĩa Marx, ông tham gia vào các cuộc phản kháng của sinh viên và cuối năm đó bị bắt. Sau đó ông bị đuổi khỏi Đại học Kazan. Ông tiếp tục học tập một mình và tới năm 1891 đã có giấy phép hành nghề luật.
Tháng 7 năm 1898, ông cưới Nadezhda Krupskaya, một người hoạt động xã hội [2].

[sửa]Cách mạng

[sửa]Sau khi tốt nghiệp


Lenin, tháng 12 năm 1895 (ảnh lúc bị bắt)
Ngay khi tốt nghiệp, Lenin vào làm trợ lý cho một luật sư. Ông làm việc nhiều năm tạiSamara, Nga, sau đó vào năm 1893 chuyển tới kinh đô Sankt-Peterburg. Thay vì tìm kiếm một công việc hợp pháp ổn định, ông ngày càng tham gia sâu vào các hoạt động tuyên truyền cách mạng và nghiên cứu chủ nghĩa Marx. Ngày 7 tháng 12 năm 1895, ông bị nhà chức trách bắt giam 14 tháng sau đó trục xuất tới một làng tại Shushenskoye ở Siberia.
Tháng 4 năm 1899, ông xuất bản cuốn sách Sự phát triển của Chủ nghĩa Tư bản tại Nga[3], một cuốn sách khá đồ sộ.[4] Năm 1900, thời kỳ đi đày chấm dứt. Ông đi du lịch nước Nga và những nơi khác ở châu Âu. Lenin đã sống tại ZürichGenèveMunchenPrahaViên vàLuân Đôn và trong khi bị đi đày ông đã sáng lập tờ báo Iskra. Ông cũng viết một số bài báo và cuốn sách về phong trào cách mạng. Trong giai đoạn này, ông đã bắt đầu sử dụng nhiều bí danh, cuối cùng lấy tên Lenin.
Ông hoạt động trong Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga (RSDLP; РСДРП trong tiếng Nga), và vào năm 1903 ông lãnh đạo phái Bolshevik sau một sự chia rẽ với những ngườiMenshevik, điều này xảy ra một phần từ cuốn sách nhỏ của ông Điều cần làm? [5]. Năm1906 ông được bầu làm Chủ tịch RSDLP. Năm 1907 ông tới Phần Lan vì những lý do an ninh. Ông tiếp tục đi du lịch châu Âu và tham gia vào nhiều cuộc gặp gỡ cũng như các hoạt động xã hội, gồm cả Hội thảo Đảng Praha năm 1912 và Hội thảo Zimmerwald năm 1915. Khi Inessa Armand rời Nga sang sống tại Paris, bà đã gặp Lenin và những người Bolshevik khác đang bị trục xuất, và được cho là đã trở thành một người cộng tác của Lenin trong thời gian đó. Sau đó Lenin đi sang Thụy Sĩ.
Richard Pipes cho rằng Lenin đã phân tích Công xã Paris và kết luận phong trào này thất bại vì "sự khoan hồng quá mức - đúng ra Công xã phải tiêu diệt những kẻ thù của mình"[6]. Tuy nhiên, cả câu trích dẫn, như Lenin đã nói trong một bài phát biểu đã được chuyển tới một cuộc gặp gỡ quốc tế tại Genève ngày 18 tháng 3 năm 1908, nhân ngày lễ kỷ niệm Công xã như sau: "Dù giai cấp vô sản xã hội đã bị chia rẽ thành nhiều phe, Công xã là một ví dụ cụ thể về sự đoàn kết để khi có nó giai cấp vô sản có thể hoàn thành các nhiệm vụ dân chủ mà giai cấp tư sản chỉ có thể tuyên bố ra. Không cần có một điều luật phức tạp đặc thù nào cả, một cách đơn giản, rõ ràng, giai cấp vô sản, khi đã nắm quyền lực, sẽ tiến hành dân chủ hóa hệ thống xã hội, xóa bỏ quan liêu và khiến cho mọi chức vụ nhà nước đều thông qua bầu cử. Hai sai lầm đã tiêu diệt thành quả của một chiến thắng vẻ vang. Giai cấp vô sản đã dừng lại nửa chừng; thay vì tiếp tục 'chiếm đoạt của những kẻ chiếm đoạt,' họ đã cho phép mình đi chệch hướng bởi những mơ ước về một sự công bằng tuyệt đối trong một đất nước thống nhất bởi một mục tiêu quốc gia; những định chế, như ngân hàng, đã không bị nắm giữ. .... Sai lầm thứ hai là sự khoan dung quá đáng của giai cấp vô sản: đúng ra họ phải tiêu diệt các kẻ thủ, nhưng thay vào đó họ lại gắng sức dùng đạo đức để gây ảnh hưởng tới chúng; họ đã bỏ qua tầm quan trọng của hoạt động quân sự thuần túy trong một cuộc nội chiến và thay vì tiếp tục tiến bước mạnh mẽ tới Versailles và giành lấy chiến thắng ở Paris, họ đã trì hoạn và do vậy cho phép chính phủ Versailles tập hợp các lực lượng của mình, chuẩn bị trước cho những sự kiện đẫm máu trong tuần lễ tháng 5." [7]
Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ năm 1914, và các đảng Dân chủ Xã hội lớn tại châu Âu (khi đó họ tự coi họ là theo chủ nghĩa Mác), gồm cả những người có uy tín như Karl Kautsky, ủng hộ những nỗ lực chiến tranh của chính quyền nước mình, Lenin đã rất sửng sốt, đầu tiên từ chối tin rằng những người của Đảng Dân chủ Xã hội Đức đã bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh. Điều này khiến ông bị chia rẽ lần cuối cùng với Đệ Nhị Quốc Tế, gồm các đảng đó.

[sửa]Sau Cách mạng Tháng Hai (1917)

Sau khi Cách mạng Tháng Hai năm 1917 giành thắng lợi tại Nga và Nga hoàng Nikolai II thoái vị, Lenin biết rằng ông cần sớm trở lại nước Nga. Nhưng ông đã bị cô lập tại Thụy Sĩ trung lập khi Chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở giai đoạn cao trào và không thể dễ dàng đi qua châu Âu. Tuy nhiên, Fritz Platten, một người cộng sản Thụy Sĩ đã tìm cách đàm phán với triều đình Đế chế Đức để Lenin và những người của ông có thể đi bằng tàu hỏa kín qua nước Đức. Mọi người tin rằng chính hoàng đế Đức Wilhelm II đã hy vọng Lenin sẽ gây ra tình trạng bất ổn chính trị ở Nga giúp ông chấm dứt chiến tranh tại Mặt trận phía Đông. Khi còn ở trên lãnh thổ Đức, Lenin không được phép ra khỏi đoàn tàu. Khi đã qua Đức, Lenin tiếp tục đi phà tới Thụy Điển và chặng đường xuyên Scandinavia còn lại đã được những người cộng sản Thụy Sĩ là Otto Grimlund và Ture Nerman thu xếp.
Có người cho rằng sự nghiệp cách mạng của ông đã nhận được sự giúp đỡ về tài chính từ đế chế Đức. Họ cho rằng Lenin đã nhận được tiền bạc từ tay một nhà tư sản Đức tên là Parvus. Tuy nhiên, nghiên cứu của nhà sử học nổi tiếng người Nga Vladlen Loginov không có những tình tiết này. Theo ghi nhận trên giấy tờ, trong các năm 1915 - 1917, có đến ba lần nhà tư sản Parvus tìm cách bắt liên lạc với Lenin, với mong muốn đưa tiền cho nhà cách mạng này. Thế nhưng, Parvus đã không thành công trong cả ba lần tìm cách bắt liên lạc nêu trên. Nhà cách mạng Lenin đã phản hồi: [8]
Cách mạng cần được thực hiện bằng những bàn tay trong sạch.
—V. I. Lenin

Lênin cải trang đeo tóc giả và cạo nhẵn râu ở Phần Lan 11 tháng 8 năm 1917
Ngày 16 tháng 4 năm 1917, Lenin quay trở về thủ đô Petrograd và nhận vai trò lãnh đạo bên trong phong trào Bolshevik, xuất bản Luận cương tháng 4 [9]Luận cương tháng 4 kêu gọi kiên quyết phản đối chính phủ lâm thời. Ban đầu vì có sự không rõ ràng trong cánh tả Lenin giữ khoảng cách với đảng của ông. Tuy nhiên, lập trường kiên quyết này có nghĩa rằng những người Bolshevik đã trở thành lãnh đạo của quần chúng bởi vì họ không còn ảo tưởng ở chính phủ lâm thời, và nhờ sự xa hoa của phe đối lập những người Bolshevik đã không còn phải chịu trách nhiệm về bất cứ hậu của nào của việc áp dụng những chính sách của họ[10].
Trong khi ấy, Aleksandr Kerensky và những người đối lập khác trong Bolshevik buộc tội Lenin là một điệp viên ăn lương của Đức. Trước lời buộc tội đó, một lãnh đạo khác là Lev Davidovich Trotsky đã có một bài phát biểu mang tính quyết định ngày 17 tháng 7, cho rằng:
Một không khí không thể chịu đựng nổi đang diễn ra, trong đó cả các bạn và tôi đều bị sốc. Người ta đang tung ra những lời buộc tội bẩn thỉu nhằm vào Lenin và Zinoviev. ... Lenin đã đấu tranh vì cách mạng trong ba mươi năm. Tôi đã chiến đấu hai mươi năm chống lại sự áp bức con người. Và chúng ta không thể là gì khác ngoài việc nuôi dưỡng lòng căm thù với chủ nghĩa quân phiệt Đức. ... Tôi từng bị một tòa án tại Đức kết án tám tháng tù vì tội đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt Đức. Điều này tất cả mọi người đều biết. Đừng ai trong phòng này nói rằng chúng ta là những kẻ làm thuê của Đức.
—Lev Davidovich Trotsky[11]

[sửa]Sau cuộc nổi dậy của công nhân


Huy hiệu thành viên đội thiếu niên tiền phong có hình V. I. Lenin.
Sau cuộc nổi dậy bất thành của công nhân vào tháng 7, Lenin bỏ trốn tới Phần Lan. Ông quay trở lại vào tháng Mười, phát động một cuộc cách mạng vũ trang với khẩu hiệu "Tất cả quyền lực về tay Xô Viết!" chống lại Chính phủ Lâm thời của Kerensky. Các ý tưởng về chính phủ của ông đã được thể hiện trong bài tiểu luận "Quốc gia và Cách mạng[12], kêu gọi thành lập một hình thức chính phủ mới dựa trên các hội đồng công nhân hay các Xô viết. Trong tác phẩm này, ông cũng cho rằng, trên nguyên tắc, những người công nhân bình thường có thể điều hành một nhà máy hay một chính phủ. Dù ông nhấn mạnh rằng, để điều hành một quốc gia, người công nhân phải "học chủ nghĩa cộng sản." Ông còn nhấn mạnh thêm rằng một thành viên chính phủ phải nhận đồng lương không được cao hơn lương một người công nhân tầm trung bình.

[sửa]Chủ tịch chính phủ

[sửa]Được bầu cử

Ngày 8 tháng 11, Lenin được Đại hội Xô viết Nga bầu làm Chủ tịch Hội đồng Dân ủy. Lenin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa điện tới mọi vùng nước Nga và hiện đại hóa công, nông nghiệp. Ông rất quan tâm tới việc tạo ra một hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí và toàn diện cho mọi người dân, giải phóng phụ nữ và dạy cho những người dân mù chữ Nga biết đọc, viết. Nhưng trước hết, chính phủBolshevik mới cần đưa nước Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất.
Đối mặt với mối đe dọa xâm lăng từ nước Đức, Lenin cho rằng Nga cần ngay lập tức ký kết một hiệp ước hòa bình. Những lãnh tụ Bolshevik khác, như Bukharin, ủng hộ tiếp tục tham chiến, coi đó là một biện pháp mang cách mạng tới nước Đức. Lev Davidovich Trotsky, người chỉ đạo các cuộc đàm phán, ủng hộ một lập trường trung gian, "Không Chiến tranh, Không Hòa bình", kêu gọi chỉ ký hiệp ước hòa bình với điều kiện không một phần đất chiếm thêm được của bất kỳ bên nào được hợp nhất với lãnh thổ nước đó. Sau khi những cuộc đàm phán thất bại, Đức tấn công chiếm giữ nhiều vùng rộng lớn phía tây nước Nga. Sau các sự kiện mang tính bước ngoặt này, lập trường của Lenin được đa số ban lãnh đạo Bolshevik ủng hộ. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Lenin rút lui nước Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất khi đồng ý ký kết Hiệp ước Brest-Litovsk, theo đó nước Nga mất một phần lớn lãnh thổ tại Châu Âu.
Sau khi những người Bolshevik thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Lập hiến Nga, cùng với sự hậu thuẫn mạnh mẽ của đại đa số công nhân ở hai thành phố lớn là Petrograd và Moskva, họ đã sử dụng lực lượng Hồng vệ binh buộc cuộc họp lần thứ nhất của Quốc hội phải ngừng lại ngày 19 tháng 1 [13]. Sau đó, những người Bolshevik đã tổ chức ra một tổ chức Phản-Quốc hội, Đại hội Xô viết thứ ba, cho phép họ và các đồng minh có được hơn 90% số ghế [14], cho rằng "chuyên chính vô sản" trước tiên là một đạo luật của chính giai cấp vô sản: "Tất nhiên, những người cho rằng có thể lấp đầy hố sâu ngăn cách giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, hay những người tưởng tượng rằng điều đó có thể thuyết phục đa số nhân dân rằng nó có thể xảy ra thông qua trung gian của Quốc hội Lập hiến - những người tin vào câu chuyện ngụ ngôn của tầng lớp tư sản dân chủ, có thể vô tình tin tưởng điều đó, nhưng hãy đừng để họ phàn nàn nếu cuộc sống lật tẩy câu chuyện ngụ ngôn này," [15] và nói thêm rằng "lý do lớn nhất tại sao 'những người xã hội chủ nghĩa' (như, những người dân chủ tiểu tư sản) của Quốc tế Thứ hai không hiểu được sự chuyên chính vô sản là bởi họ không hiểu được rằng quyền lực nhà nước nằm trong tay một tầng lớp, tầng lớp vô sản, có thể và phải trở thành một phương tiện cho phe chiến thắng của tầng lớp vô sản của đông đảo nhân dân vô sản, một phương tiện để giành chiến thắng của tầng lớp đó trước giai cấp tư sản và những đảng tiểu tư sản." [13]

Lenin, 1919
Những người Bolshevik đã thành lập một chính phủ liên minh với Đảng Xã hội Cách mạng Ngacánh tả. Tuy nhiên, liên minh của họ đã tan vỡ sau khi Cách mạng Xã hội chủ nghĩa phản đối hiệp ước Brest-Litovsk, và họ gia nhập cùng với các đảng khác tìm cách lật đổ chính phủ Xô viết. Tình hình diễn biến theo chiều hướng xấu, các đảng không Bolshevik (gồm một số phái xã hội chủ nghĩa) tích cực tìm cách lật đổ chính phủ Bolshevik. Lenin phản ứng lại cách hành động đó bằng cách ngăn chặn các hoạt động của họ và bỏ tù một số thành viên các đảng đối lập.

[sửa]Ủng hộ

Dù Lenin đã ủng hộ và giúp đỡ thành lập một chế độ "Dân chủ Xô viết," những người phản đối Lenin thuộc cánh hữu, như Kautsky, và thuộc cánh tả như Kollontai, vẫn cho rằng ông thủ tiêu sự giải phóng giai cấp vô sản và nền dân chủ (quyền kiểm soát của công nhân thông qua cácXô Viết hay các hội đồng công nhân). Có người cho rằng đây là hành động mở đường cho chủ nghĩa Stalin sau này. Dù nhiều cơ quan và chính sách do Stalin lập ra và sử dụng như cảnh sát mậttrại lao động, và việc hành quyết các đối thủ chính trị vốn bị chỉ trích nặng nề cũng đã được sử dụng dưới tới cầm quyền của Lenin, các kỹ thuật đó cũng thường được chế độ Nga hoàng sử dụng từ lâu trước thời Lenin, và cũng từ lâu đã là các phương tiện tiêu chuẩn để đối phó với bất đồng chính trị ở nước Nga. Tuy nhiên, theo Stephane Courtois mức độ sử dụng có khác nhau; số tù nhân chính trị bị hành quyết trong vài tháng đầu cầm quyền của phái Bolshevik lớn gấp ba lần con số đó trong 90 năm cầm quyền của chế độ Nga hoàng. [16] Tuy nhiên, "thực tế" này, hiện vẫn đang bị tranh cãi. Cũng cần nhớ rằng tỷ lệ các hoàn cảnh dẫn tới những phản ứng của người Bolshevik cũng khác rất xa: một đất nước bị tàn phá nặng nề bởi một cuộc chiến tranh thế giới, một quần chúng thất học sau giai đoạn quân chủ chuyên chế, một lực lượng đối lập sẵn sàng hy sinh để lật đổ chính quyền Bolshevik,... Hơn nữa, Trotsky tuyên bố rằng một "con sông máu" chia tách Lenin khỏi những hành động của Stalin bởi vì Stalin đã hành quyết nhiều đồng chí cũ của Lenin cũng như những người ủng hộ họ, trong nhóm Đối lập cánh Tả. Trong số này có cả chính Trotsky.
Quan điểm của những người theo chủ nghĩa Lenin về cách mạng đòi hỏi một bộ máy cán bộ cách mạng chuyên nghiệp vừa có nhiệm vụ chỉ huy đại chúng trong cuộc đấu tranh giành quyền lực và tập trung hóa kinh tế cũng như quyền lực hành chính vào tay một đất nước của công nhân. Từ mùa xuân năm 1918, Lenin đã vận động đặt những cá nhân có trách nhiệm vào cương vị đứng đầu mỗi nhà máy, trái ngược lại hầu hết các quan điểm về sự tự quản của công nhân, nhưng hoàn toàn cần thiết cho hiệu quả sản xuất và về mặt chuyên môn. Như S.A. Smith đã viết: "Tới cuối cuộc nội chiến, không có nhiều nhà máy hoạt động theo những hình thức dân chủ trong quản lý công nghiệp như kiểu các hội đồng nhà máy từng được cổ động trong năm 1917, nhưng chính phủ cho rằng điều này không phải là vấn đề bởi vì nền công nghiệp đã dựa trên sự sở hữu của một quốc gia công nhân." Trong cuộc nội chiến, dân chủ không phải được tập trung bên trong đảng Bolshevik và sau này là Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Liên xô.
Để bảo vệ chính phủ Bolshevik mới thành lập trước những kẻ phản cách mạng, chính quyền của Lenin đã tạo ra lực lượng cảnh sát mật, Cheka, ngay sau cuộc cách mạng. Những người Bolshevik đã lập kế hoạch tổ chức một phiên tòa xét xử Nga hoàng Nikolai II vì những tội ác chống lại nhân dân Nga, nhưng vào tháng 8 năm 1918 khi Bạch vệ tiến về Yekaterinburg (nơi gia đình Nikolai II đang bị cầm giữ), Sverdlov đã nhanh chóng ra quyết định hành quyết Nga hoàng Nikolai II và cả gia đình để quân Bạch vệ không thể giải thoát cho họ. Sau này Sverdlov đã thông báo với Lenin về vụ hành quyết, Lenin đồng ý rằng đó là một quyết định đúng đắn, bởi vì những người Bolshevik không muốn để Hoàng gia trở thành một biểu tượng của Bạch vệ. Tuy nhiên, có những nhà sử học người Nga đã cho biết, ông không tán thành với việc những người Bolshevik hành hình Nga hoàng Nikolai II, vì ông cho rằng sau khi chế độ quân chủ không còn nữa, Nga hoàng nên được đưa ra tòa án để xét xử. Cháu gái Lenin - Olga Ulianova cũng nói: “Bác Volodya làm cách mạng Bolshevic không phải để giết vua Nga. Lenin chỉ muốn thay thế hệ thống tư bản chủ nghĩa ở nước Nga bằng chế độ xã hội chủ nghĩa”.[17]
Ngày 30 tháng 8 năm 1918Fanya Kaplan, một thành viên của Đảng Xã hội Cách mạng Nga, tiếp cận Vladimir Ilyich Lenin sau khi ông tham dự một buổi mít-tinh và đang quay ra xe hơi. Kaplan gọi tên Lenin, ông quay lại trả lời. Bà ngay lập tức bắn ba phát, hai phát trúng Lenin ở khuỷu tay và lưng. Lenin được đưa về căn hộ tại Kremlin, từ chối tới bệnh viện bởi ông tin rằng những kẻ ám sát khác đang rình rập ở đó. Các bác sĩ được triệu tới, nhưng cho rằng sẽ là quá nguy hiểm nếu lấy viên đạn ra. Sau này Lenin đã hồi phục dù sức khỏe của ông bắt đầu giảm sút từ thời điểm đó. Mọi người cho rằng vụ ám sát có liên quan tới những cơn đột quỵ sau này của ông.

Lenin trong văn phòng ở điện Kremli, năm 1918

[sửa]Vụ ám sát

Chính phủ Bolshevik phản ứng lại vụ ám sát, và những sự tập hợp nỗ lực chống cộng từ các đối thủ của họ bằng cái họ gọi là Khủng bố Đỏ. Hàng chục nghìn người bị coi là kẻ thù của cách mạng, nhiều người bị hành quyết hay tống vào các trại lao động vì có âm mưu chống lại chính phủ Bolshevik. [18]
Theo Orlando Figes, Lenin luôn ủng hộ "sự khủng bố số đông chống lại những kẻ thù cách mạng" và luôn bày tỏ quan điểm rằng nhà nước vô sản là một hệ thống bạo lực được tổ chức chống lại những tổ chức của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên theo Figes, trong khi được những người Bolsheviks khuyến khích, sự khủng bố có gốc rễ trong sự giận dữ của nhân dân chống lại tầng lớp ưu thế. (A Peoples Tragedy, trang 524-525) Vào cuối năm 1918 khi Kamenev và Bukharin tìm cách kìm chế những "sự thái quá" của Cheka, chính Lenin là người đã đứng ra bảo vệ tổ chức này. (Figes trang 649) Tuy nhiên, mức độ của cái gọi là "những sự thái quá," cũng như những lý do của Lenin ẩn giấu sau sự bảo vệ đó không hề được nêu tên.
Tháng 3 năm 1919, Lenin và các lãnh đạo Bolshevik khác gặp gỡ với các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa từ khắp nơi trên thế giới và lập ra Quốc tế Cộng sản. Các thành viên của Quốc tế Cộng sản, gồm Lenin và cả những người Bolshevik ngừng quan hệ với phong trào xã hội chủ nghĩa ở tầm vóc rộng lớn hơn. Từ đó trở về sau, họ sẽ được gọi là những người cộng sản. Tại Nga, Đảng Bolshevik được đổi tên thành "Đảng Cộng sản Nga (bolshevik)", (sau này thành Đảng Cộng sản Liên Xô).

Trong lúc ấy cuộc nội chiến lan tràn khắp nước Nga. Nhiều phong trào chính trị và những người ủng hộ họ đứng lên cầm vũ khí nhằm lật đổ chính phủ Xô viết. Dù có nhiều phe cánh tham gia cuộc nội chiến, hai lực lượng chính là Hồng quân (bolshevik) và Bạch vệ (phe ủng hộ chế độ quân chủ). Các cường quốc bên ngoài như Pháp, Anh, Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng can thiệp vào cuộc chiến tranh này (đứng bên phía Bạch vệ). Cuối cùng, đội quân được tổ chức tốt và có hiệu quả hơn là Hồng quân, do Trotsky chỉ huy, đã giành chiến thắng, đánh bại các lực lượng Bạch vệ và đồng minh của họ năm 1920. Tuy nhiên, những cuộc chiến ở tầm nhỏ hơn vẫn tiếp tục trong nhiều năm nữa.
Những tháng cuối năm 1919, các chiến thắng giành được trước Bạch vệ khiến Lenin tin rằng đã tới thời điểm mở rộng cách mạng sang phía tây, bằng vũ lực nếu cần thiết. Khi nền Cộng hòa Ba Lan thứ hai mới được thành lập bắt đầu đòi lại những vùng lãnh thổ đã bị nước Nga sáp nhập trong vụ phân chia Ba Lan vào cuối thế kỷ 18, họ đã xung đột với các lực lượng Bolshevik để giành quyền kiểm soát các vùng này, dẫn tới sự bùng nổ Chiến tranh Ba Lan-Xô viết năm 1919. Với sự phát triển của cách mạng tại Đức và Liên đoàn Spartacus, Lenin coi đó là thời điểm và địa điểm chín muồi nhất để "thăm dò Châu Âu bằng những lưỡi lê Hồng quân." Lenin coi Ba Lan là cây cầu nối mà Hồng quân có thể dùng để kết nối cách mạng Nga với những người ủng hộ Cách mạng Đức, và hỗ trợ các phong trào cộng sản ở Tây Âu. Tuy nhiên sự thất bại của nước Nga Xô viết trong cuộc chiến tranh Ba Lan-Xô viết khiến các kế hoạch đó bị hủy bỏ.
Lenin là người chỉ trích mạnh mẽ chủ nghĩa đế quốc. Năm 1917 ông tuyên bố quyền tự quyết và phân chia các dân tộc quốc gia và đàn áp các quốc gia vô điều kiện, thường được coi là các quốc gia trước kia thuộc quyền kiểm soát của chủ nghĩa tư bản đế quốc. Tuy nhiên, khi cuộc Nội chiến Nga chấm dứt, ông đã dùng các lực lượng quân sự để đồng hóa các quốc gia mới giành độc lập là Armenia,Gruzia và Azerbaijan, cho rằng sự sáp nhập các quốc gia đó vào đất nước Xô viết sẽ che chở họ khỏi những tham vọng của chủ nghĩa đế quốc. [19] Điều này cho phép các quốc gia đó được chấp nhận thành một phần của Liên bang Xô viết hơn là đơn giản buộc họ trở thành một phần lãnh thổ Nga, hành động này sẽ bị coi là hành động đế quốc.
Sau nhiều năm chiến tranh kéo dài, chính sách cộng sản thời chiến của Bolshevik, cộng với Nạn đói năm 1921 tại Nga và sự bao vây từ các chính phủ tư bản thù địch làm đa phần đất nước bị tàn phá. Đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân, vụ lớn nhất là cuộc Nổi dậy Tambov. Sau một cuộc khởi nghĩa của những thủy thủ tại Kronstadt vào tháng 3 năm 1921, Lenin đã thay thế chính sách Cộng sản thời chiến bằng Chính sách kinh tế mới (NEP) hay còn gợi là cộng sản thời bình, trong một nỗ lực thắng lợi nhằm tái xây dựng công nghiệp và đặc biệt là nông nghiệp.

[sửa]Đấu tranh chống chủ nghĩa bài Do Thái

Sau cuộc cách mạng, V. I. Lenin rất chú tâm đấu tranh chống Chủ nghĩa bài Do Thái, khi ấy vẫn đang tồn tại ở nước Nga như một di sản từ thời Nga hoàng. Trong một bài phát biểu trên radio năm 1919, ông nói:
Cảnh sát của chế độ Nga hoàng, cùng với những tên địa chủ và bọn tư bản, đã tổ chức các cuộc tàn sát người Do Thái. Cái lũ địa chủ và tư bản đã tìm cách hướng sự căm thù của công nhân và người nông dân, những tầng lớp nghèo khổ, về phía người Do Thái. ... Chỉ những người dốt nát nhất và những người bị áp bức mới có thể tin vào những lời nói dối và những câu báng bổ do chúng tuyên truyền về người Do Thái. ... Người Do Thái không phải là kẻ thù của nhân dân lao động. Những kẻ thù của công nhân là bọn tư bản trên thế giới. Trong số những người Do Thái có những người dân lao động, và họ là đa số. Họ là những người anh em của chúng ta, giống như chúng ta, họ cũng bị bọn tư bản bóc lột; họ là những đồng chí của chúng ta trong cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội. ... Thật đáng hổ thẹn cho hành động hành hạ người Do Thái của chế độ Nga hoàng. Thật đáng hổ thẹn cho những kẻ gây lòng hận thù với người Do Thái, những kẻ gây sự chia rẽ giữa các quốc gia.
—Vladimir Ilyich Lenin[20]

[sửa]Qua đời


Kamenev và Lenin, 1922
Sức khỏe Lenin đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau những căng thẳng trong cuộc cách mạng và nội chiến. Vụ ám sát ông càng làm tình trạng thêm tồi tệ. Viên đạn vẫn nằm trong cổ ông, quá gần xương sống để có thể lấy ra trong tình trạng kỹ thuật y tế thời ấy. Tháng 5 năm 1922, Lenin bị đột quỵ lần đầu tiên. Ông bị tê liệt nửa người bên phải và dần giảm bớt ảnh hưởng trong chính phủ. Sau vụ đột quỵ thứ hai vào tháng 12 năm ấy, ông hầu như từ bỏ các hoạt động chính trị. Tháng 3 năm 1923, ông bị đột quỵ lần thứ ba và phải nằm liệt giường trong cả phần đời còn lại, thậm chí không thể nói được.
Sau lần đột quỵ đầu tiên, Lenin đã đọc cho thư ký ghi lại một số tài liệu về Chính phủ và vợ ông. Nổi tiếng nhất trong số đó là bản Di chúc của Lenin, trong đó cùng với nhiều sự kiện khác ông đã chỉ trích những nhà lãnh đạo cộng sản hàng đầu, đặc biệt làJoseph Stalin. Về Stalin, người từng là tổng thư ký Đảng cộng sản từ tháng 4 năm 1922, Lenin nói rằng Stlain có "quyền lực vô hạn tập trung trong tay" và đề xuất rằng "các đồng chí nghĩ cách lật đổ Stalin ra khỏi vị trí ấy." Ngay khi Lenin qua đời, vợ ông đã gửi bản Di chúc tới ủy ban trung ương, nó được đọc trước Đại hội lần thứ 13 của Đảng cộng sản vào tháng 5 năm 1924. Tuy nhiên, vì di chúc chỉ trích tất cả những nhân vật có ảnh hưởng nhiều nhất trong ủy bản trung ương: ZinovievKamenevBukharin và Stalin, ủy ban đã quyết định không công bố nó ra đại chúng. Ủy ban trung ương cho rằng di chúc là hậu quả của tình trạng tâm thần bất ổn của Lenin trong những năm cuối đời, và vì thế, những lời phán xét cuối cùng của ông không đáng tin cậy. Việc không đếm xỉa tới những ý kiến của Lenin sau này thường được cho là một sai lầm nghiêm trọng.
Di chúc của Lenin (Lenin's Testament) được Max Eastman xuất bản chính thức lần đầu tiên năm 1926 tại Hoa Kỳ.
Lãnh tụ Vladimir Ilyich Lenin qua đời ngày 21 tháng 1, 1924 ở tuổi 53. Lý do chính thức dẫn tới cái chết của Lenin được công bố bởi Liên Xô là xơ cứng động mạch não, hay cơn đột quỵ lần thứ tư. Tuy nhiên, vào năm 2004 một nhóm bác sĩ Do Thái đã công bố một bài bài báo nghiên cứu mang tựa đề “The egnima of Lenin (1870 – 1924) malady” (Bí ẩn về cái chết của Lenin (1870 – 1924)) trên tạp chí khoa học thần kinh học (European Journal of Neurology) mà trong đó, các tác giả đã khẳng định: theo hồ sơ bệnh án của Liên Xô, qua giáo sư Boris Petrovskii kết luận rằng Lenin đã mắc bệnh hơn 10 năm trước khi qua đời và trước đó, đã có một số công trình nghiên cứu công phu kết luận rằng Lenin có thể chết vì bệnh giang mai[21]. Gần đây, nhà sử học Helen Rappaport sau khi khảo sát các tài liệu và hồ sơ bệnh án[22] của Lênin đã đi đến kết luận rằng ông đã chết vì bệnh giang mai, lây truyền từ một cô gái giang hồ ở Paris[23]. Bà còn công bố rằng giới lãnh đạo Xô-viết thời đó ai cũng biết, nhưng không ai dám nói ra vì cấp trên cấm không cho nói ra và nhiều nhà sử học và y học phương Tây tin rằng giả thiết này là đúng.
Thành phố Petrograd đã được đổi tên thành Leningrad ba ngày sau khi Lenin qua đời để vinh danh ông; cái tên này giữ nguyên cho tới khi Liên bang Xô viết sụp đổ năm 1991, khi nó lấy lại tên cũ là Sankt-Peterburg.
Thời gian đầu thập kỷ 1920 phong trào vũ trụ luận ở Nga khá sôi động và đã có ý tưởng bảo quản lạnh xác Lenin nhằm tái sinh trong tương lai. Những phương tiện cần thiết đã được mua về từ nước ngoài, nhưng vì một số lý do kế hoạch này không được thực hiện. Thay vào đó xác ông được ướp và đặt trong Lăng Lenin tại Moskva ngày 27 tháng 1, 1924.

[sửa]Sau khi mất


Lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva
Thi hài Vladimir Lenin được bảo quản trong Lăng Lenin ở Moskva. Vì vai trò duy nhất của Lenin trong việc tạo lập nhà nước cộng sản đầu tiên, và dù ông đã bày tỏ ý muốn chỉ một thời gian ngắn trước khi qua đời rằng không nên xây dựng một đài tưởng niệm nào dành cho mình, chế độ Xô viết đã tôn vinh ông như một vị thánh tôn giáo. Tới thập kỷ 1980 hầu như mọi thành phố lớn ở Liên bang Xô viết đều có tượng Lenin ở quảng trường trung tâm, hoặc một phố Lenin hay một quảng trường Lenin gần trung tâm, và thường là 20 hay nhiều hơn nữa các bức tượng nhỏ hay tượng bán thân ông trên toàn lãnh thổ. . Trẻ em được kể các câu chuyện về "ông Lenin" từ khi chúng còn ở nhà trẻ.
Từ khi Liên bang Xô viết tan rã, mức độ tôn sùng Lenin tại các nước cộng hòa hậu Xô viết đã giảm sút đáng kể, nhưng ông vẫn được nhiều thế hệ lớn lên trong giai đoạn Xô viết coi là một nhân vật có tầm ảnh hưởng quan trọng. [24] Đa số các bức tượng Lenin đã bị hạ bệ ở Đông Âu, nhưng nhiều bức khác vẫn tại vị ở Nga. Thành phố Leningrad đã trở về với cái tên nguyên thủy của mình, Sankt-Peterburg, nhưng vùng xung quanh vẫn mang tên ông. Các công dân Ulyanovsk, nơi sinh Lenin, vẫn bác bỏ mọi ý định quay trở về cái tên cũ là Simbirsk. Tại Moskva, tượng Lenin vẫn đứng ở các cổng của hệ thống tàu điện ngầm, cũng như quảng trường Lenin vẫn giữ nguyên tên gọi. Trong cuộc bình chọn Những nhân vật vĩ đại nhất trong Lịch sử Nga với hơn 40 triệu người Nga tham gia năm 2008, Lenin đứng ở vị trí thứ 6.[25]
Việc mai táng thi hài Lenin vẫn là chủ đề gây tranh cãi trong 16 năm qua ở nước Nga. Ở thủ đô Hà NộiViệt Nam, tượng Lenin được đặt tại một công viên cùng tên. [26]

[sửa]Cái tên "Lenin"


Thi hài Lenin trong lăng
"Lenin" là một trong những bí danh cách mạng của ông, và sau khi ông nắm quyền thì trở thành tên chính thức: Vladimir Ilyich Ulyanov trở thành Vladimir Ilyich Lenin. Thỉnh thoảng ông được báo chí phương Tây gọi là "Nikolai Lenin" [27], nhưng người dân Liên Xô không bao giờ nghe tới cái tên này.
Đã có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc biệt hiệu đó, và Lenin cũng chưa từng kể rõ tại sao ông lại lựa chọn nó. Bản thân Lenin cũng đã từng viết một cuốn sách về các biệt danh hoạt động cách mạng của ông nhưng trong cuốn sách không hề có đề cập đến bí danh Lenin-cái tên được kí nhiều nhất trong các văn kiện của ông. Đã có nhiều giả thuyết về cái tên Lenin này. Có giả thuyết cho rằng cái tên Lenin là của một cụ già đã chết, sau khi cụ qua đời Ulyanov đã lấy cái tên này làm bí danh cho mình.
Có lẽ biệt hiệu này liên quan tới con sông Lena, tương tự như một nhân vật theo chủ nghĩa Marx nổi tiếng khác ở Nga, Georgi Plekhanov, người lấy biệt hiệu là Volgin theo tên con sông Volga. Có ý kiến cho rằng Lenin lựa chọn sông Lena vì đây là một con sông dài hơn và chảy theo hướng đối diện, nhưng trong cuộc đời mình Lenin không phản đối Plekhanov. Tuy nhiên, chắc chắn rằng nó không liên quan tới vụ hành quyết Lena, vì biệt hiệu đó đã ra đời trước sự kiện này.

[sửa]Sự kiểm duyệt tác phẩm của Lenin tại Liên bang Xô viết

Những ghi chép của Lenin đã được kiểm duyệt kỹ lưỡng thời Xô viết sau khi ông qua đời. Đầu thập kỷ 1930, dưới thời Stalin, có một giáo điều rằng Lenin và Ủy ban trung ương không bao giờ sai lầm. Vì thế, cần phải bỏ mọi bằng chứng về những sự bất đồng giữa hai bên, bởi vì trong trường hợp đó không thể cả hai bên cùng đúng. Trotsky từng là một người chỉ trích mạnh mẽ việc này, hành động mà ông coi là một hình thức sùng bái cá nhân bởi một người bình thường luôn có thể và chắc chắn đã từng phạm những sai lầm. [28] Sau này, thậm chí lần xuất bản thứ năm tại Liên Xô của tác phẩm Lenin toàn tập (xuất bản với 55 cuốn dày trong giai đoạn 1958 và 1965) cũng bỏ đi những phần trái với giáo điều hay thể hiện những điều được cho là không tốt ở tác giả [29].

[sửa]Nhận định


Tượng Lenin trên phố Boyarka, Kiev, Ukraina
Alexandra Kolontai (1872-1952) - nhà ngoại giao nổi tiếng của Liên Xô (cũ) - đánh giá:[30]
Có những cá nhân - hiếm thấy trong lịch sử loài người - là sản phẩm của một chuyển biến lớn lao đã chín muồi, đã tô đẹp cho cả một thời đại. Trong số những người vĩ đại về tinh thần và ý chí đó là Vladimir Ilich Lênin... Như ở một tiêu điểm, Người đã tập hợp vào trong mình tất cả những cái gì của Cách mạng là nghị lực, là hùng mạnh, không ủy mị trong phá bỏ cái cũ và rất kiên quyết trong xây dựng cái mới.
—Alexandra Kolontai
Theo nhận định của văn hào Nga Maxim Gorky, tràn ngập trong đời sống và công việc của Lenin là "tinh thần hy sinh khắc khổ, thường thấy ở người cách mạng trí thức Nga trung thực, tin tưởng sắt đá vào khả năng thiết lập sự công bằng trên trái đất, tinh thần anh hùng của con người đã từ bỏ mọi niềm sung sướng trên đời để hiến mình cho hoạt động gian khổ vì hạnh phúc của mọi người".[30]
Văn hào Nga Maxim Gorky cũng cho rằng tư tưởng của Lenin "giống như cái kim địa bàn, bao giờ cũng chỉ về lợi ích giai cấp của nhân dân lao động... Điều đặc biệt vĩ đại ở Lênin chính là lòng căm thù quyết liệt, không bao giờ tắt trước sự bất hạnh của mọi người, niềm tin chói lọi của đồng chí rằng sự bất hạnh không phải là nền tảng không thể tiêu diệt được của cuộc đời, trái lại nó là điều xấu xa, nhơ nhuốc mà mọi người có thể và cần phải quét sạch đi".[30]
Tác giả "Người Xôviết chúng tôi" là nhà văn Boris Polevoi đã ghi nhận:[30]
Là người gan dạ và chính trực, đồng chí bao giờ cũng nhìn thẳng vào sự thật. Dù sự thật đôi khi cay đắng và thậm chí khủng khiếp đến thế nào đi nữa, đồng chí cũng không bao giờ giấu giếm mọi người xung quanh, không bao giờ giấu giếm đông đảo đám đông.
—Boris Polevoi
Báo Công an Nhân dân có ghi nhận về Lenin: [30]
Dù đứng ở bất cứ góc độ nào cũng không thể phủ nhận, Lênin chính là một trong những vĩ nhân đã không những không bỏ lỡ thiên thời mà còn biết kết hợp thiên thời với địa lợi và nhân hòa để làm nên lịch sử, góp phần cải thiện đời sống quốc gia và dân tộc mình, thậm chí không chỉ riêng dân tộc mình và tổ quốc mình.
—Báo Công an Nhân dân

[sửa]Xem thêm

[sửa]Những câu nói nổi tiếng

  • Người Cộng sản phải có một cái đầu lạnh và một trái tim hồng! [31]
  • Các thầy, cô giáo và Hồng quân đều là những thành trì của Cách mạng!
  • Chúng ta không ngốc, nhưng hãy giả bộ như những thằng ngốc!
  • Một nhà văn nếu như không tưởng tượng mình là thằng ngốc thì sẽ không thể miêu tả về thằng ngốc được!


  • Iosif Vissarionovich Stalin


    Joseph Stalin
    Иосиф Виссарионович Сталин
    იოსებ ბესარიონის ძე სტალინი
    {{{caption}}}
    Joseph Stalin
    Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
    Nhiệm kỳ6 tháng 5, 1941 – 5 tháng 3, 1953
    Phó Chủ tịch thứ nhấtNikolai Voznesensky
    Vyacheslav Molotov
    Tiền nhiệmVyacheslav Molotov
    Kế nhiệmGeorgy Malenkov
    Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô
    Nhiệm kỳ3 tháng 4, 1922 – 16 tháng 10, 1952
    Tiền nhiệmVyacheslav Molotov
    (Quyền bí thư)
    Kế nhiệmNikita Khrushchev
    Chính ủy Quốc phòng Nhân dân Liên bang Xô viết
    Nhiệm kỳ19 tháng 7, 1941 – 25 tháng 2, 1946
    Tiền nhiệmSemyon Timoshenko
    Kế nhiệmNikolai Bulganin
    ĐảngĐảng Cộng sản Liên Xô
    Sinh18 tháng 12, 1878
    GoriTiflis GovernorateĐế quốc Nga
    Mất5 tháng 3, 1953 (74 tuổi)
    Kuntsevo DachaLiên Xô
    Quốc tịchXô viết
    Tôn giáoKhông
    Hôn nhânEkaterina Svanidze
    (1906-1907)
    Nadezhda Alliluyeva
    (1919-1932)
    Con cáiYakov DzhugashviliVasily DzhugashviliSvetlana Alliluyeva,Konstantin Kuzakov
    Chữ kíStalin Signature.svg
    Lịch sử quân nhân
    Chính phủLiên Xô
    Năm tham gia1943-1953
    Quân hàmRank insignia of маршал Совéтского Союза.svgNguyên soái Liên Xô
    (1943-1945)
    Rank insignia of генералиссимус Советского Союза.svgĐại Nguyên soái Liên Xô
    (1943-1953)
    Chức vụTư lệnh tối cao
    Trận chiếnThế chiến hai
     (21.12.1879 – 2.3.1953) là Tổng Bí thưĐảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1922 đến năm mất 1953; từ 1941 là Chủ tịch Đại biểu Nhân dân Xô Viết và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Stalin còn là Tổng tư lệnh quân đội, hàm Đại nguyên soái Liên Xô. Ông là nhà lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời. Ông có công lãnh đạo Liên Xô giành thắng lợi trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức, cũng như đưa Liên Xô trở thành mộtsiêu cường thế giới.[1] Tuy nhiên, ông cũng bị phê phán vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân[2], và được xem là một nhà độc tài.[3]


    Mục lục

      [ẩn

    [sửa]Tiểu sử


    Stalin khi còn trẻ, khoảng năm 1894, 16 tuổi
    Stalin sinh ngày 18 tháng 12 năm 1878 theo lịch Gregory (tức ngày 6 tháng 12 năm 1878 theo lịch Julius) trong một gia đình công nhân đóng giày ở thành phố Gori của Gruzia (thuộc đế quốc Nga), với tên Gruzia là Ioseb Besarionis dze Dzhugashvili (იოსებ ბესარიონის ძე ჯუღაშვილი, Ио́сиф Джугашви́ли).
    Lên 10 tuổi Stalin mới bắt đầu học trường dòng nơi học sinh người Gruzia được dạy tiếng Nga. Năm 16 tuổi, ông được nhận học bổng vào một Chủng viện Chính thống giáo Gruzia.
    Năm 1898, Iosef Jughashvili bị đuổi học sau khi lỡ mất kỳ thi cuối khóa. Hồ sơ của chủng viện cho thấy ông đã không thể đóng tiền học nhưng theo tài liệu chính thức của nhà nước Xô Viết thì ông bị đuổi vì tội đọc tài liệu cấm và vì tội thành lập một nhóm nghiên cứu Dân chủ Xã hội.
    Sau khi rời khỏi chủng viện, ông đọc được những tác phẩm của Lenin và quyết định trở thành một người cách mạng Mác-xít. Ông gia nhập đảng Bolshevik năm 1903 và lấy tên là "Stalin" (Ста́лин), tức là "Ông mạnh như thép" trong tiếng Nga. Trong tiếng Nga, tên đầy đủ của ông là Ио́сиф Виссарио́нович Ста́лин, được chuyển tự làIosif Vissarionovich Stalin. Tên ông cũng được viết là Xtalin trong tiếng Việt hoặcXít Ta Lin.
    Năm 1901, Stalin được bầu vào thành ủy Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga ở Tiflis (tên cũ của Tbilisi) và trở thành lãnh đạo của đảng Bolshevik tại vùng Kavkaz. Trong thời gian này, Stalin tổ chức các hoạt động bán quân sự, tuyên truyền, kích động đình công, thậm chí tổ chức cướp ngân hàng, bắt cóc tống tiền để gây tiền cho Đảng. Vụ cướp nổi tiếng nhất là vào ngày 26 tháng 6 năm 1907 tại Tiflis làm 40 người thiệt mạng, số tiền cướp được lên đến 341 ngàn rúp (trị giá hơn 3 triệu đôla Mỹ theo tỉ giá hiện nay). [1]
    Từ năm 1902 cho đến năm 1913 Stalin bị bắt tất cả 7 lần, nhiều lần bị đày sangXibia, trong đó 5 lần vượt ngục. Trong Cách mạng Nga (1905), ông chiến đấu cho phe Bolshevik.[2]
    Tháng 1 năm 1912, trong Hội nghị toàn Nga lần VI của Đảng Công nhân xã hội dân chủ Stalin đã được cử vắng mặt vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
    Năm 1917Cách mạng Tháng Hai thắng lợi ở Nga, Nga hoàng Nikolai II thoái vị, chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. Theo lệnh của Chính phủ lâm thời, các tù nhân chính trị được phóng thích và Stalin trở về thủ đô Sankt-Peterburg.[1] Tháng 2 năm 1917, Stalin được bổ sung vào Chủ tịch đoàn Ban Chấp hành trung ương Đảng và vào Ban biên tập báo Sự thật.
    Tháng 7 năm 1917, Stalin được bầu làm ủy viên Bộ chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng.
    Trong những ngày Cách mạng Tháng Mười năm 1917, Stalin là ủy viên của cơ quan quân sự cách mạng do Trung ương Đảng thành lập để lãnh đạo khởi nghĩa.
    Sau Cách mạng Tháng Mười Stalin giữ chức ủy viên nhân dân Bộ Dân tộc (Bộ trưởng Bộ Dân tộc) trong Hội đồng ủy viên nhân dân (Chính phủ cách mạng) do Vladimir Ilyich Lenin đứng đầu.
    Stalin là ủy viên Hội đồng quân sự cách mạng trong thời gian nội chiến và chống sự can thiệp quân sự của nước ngoài.

    Tù nhân lao động khổ sai trong các trại tập trung GULAG do Stalin lập nên
    Từ năm 1920, giữa Stalin, Vorosilov, Tukhachevsky xảy ra bất hòa. Trong chiến tranh Nga-Ba Lan, Tukhachevsky là người có trách nhiệm chỉ huy lực lượng Hồng quân tiến côngWarsaw, và Hồng quân đã thất bại tại cửa ngõ Warsaw. Sau sự kiện này, Stalin phê phán Tukhachevsky là một viên tướng không có tài. Tuy nhiên, theo Tukhachevsky, lỗi là của Stalin và Vorosilov: dù Tukhachevsky đã yêu cầu hai ông đem kỵ binh để giúp đỡ lực lượng Hồng quân, nhưng hai ông đã không làm theo, vì thế Hồng quân chuốc lấy chiến bại. Trong khi quan hệ giữa Stalin và Vorosilov ngày càng được thắt chặt, không có ai giải quyết bất hòa giữa họ với Tukhachevsky cả.[4]
    Tháng 4 năm 1922, Stalin được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành trung ương Đảng và giữ chức vụ đó cho đến khi mất. Theo ghi nhận của Lev Davidovich Trotsky, Lenin đã viết bản Di chúc với mong muốn Stalin sẽ mất chức Tổng bí thư, và những người khác sẽ cắt đứt tất cả những quan hệ cá nhân cũng như quan hệ đồng chí với ông. Trotsky cũng viết: "không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Cuộc đấu tranh phát triển như thể nào nếu Lê-nin còn sống? Lê-nin sẽ không thể nào kiềm chế được kẻ thù là những tên công chức bảo thủ hám danh và chính sách của Stalin đang, điều đó được thể hiện trong hàng loạt bức thư, bài báo, và đề nghị của Lê-nin trước khi chết." [5] Tuy nhiên, sau khi lãnh tụ Lenin qua đời năm 1924, giới lãnh đạo Liên Xô tỏ ra băn khoăn không biết ai sẽ là lãnh đạo của Đảng, đồng thời là của toàn thể Liên bang Xô viết. Lúc đó, có vài người ra ứng cử chức lãnh đạo Liên Xô, bao gồm Stalin cùng với L.D. Trotsky, G. E. Zinoviev và L.B. Kamenhev. Các ứng cử viên khác không mấy tỏ ra lo sợ đối với Stalin. Thế nhưng, ít lâu sau khi Lenin mất (1927), Stalin cáo buộc Kamenhev và Zinoviev tội phản bội lại cuộc cách mạng của nhân dân Liên Xô mà đuổi cổ họ ra khỏi đảng. Còn một ứng cử viên nữa là Trotsky: nhân vật này bị trục xuất khỏi Liên Xô, ở nước ngoài cho tới khi trở thành nạn nhân của một vụ ám sát. Với những sự kiện trên, Stalin trở thành nhà lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Liên Xô.[6]
    Tên tuổi Stalin gắn liền với chủ nghĩa Stalin là các luận điểm chính trị, kinh tế, tư tưởng và phong cách điều hành nhà nước theo phong cách Stalin.

    [sửa]Cách mạng, Nội chiến và chiến tranh Nga-Ba Lan

    [sửa]Vai trò trong cuộc Cách mạng Nga năm 1917

    Ngay khi trở về Saint Petersburg sau thời gian lưu đày, Stalin đã trục xuất Vyacheslav Molotov và Alexander Shlyapnikov ra khỏi chức vụ tổng biên tập của tờ Pravda. Ông ta đảm nhận chức vụ để hậu thuẫn cho chính phủ lâm thời của Alexander Kerensky. Tuy nhiên, sau khi Lê-nin giành thắng lợi tại đại hội Đảng tháng 4 năm 1917, Stalin đã chuyển hướng sang ủng hộ phe Lê-nin. Và tại đại hội Đảng lần đó, Stalin đã được bầu vào Ủy ban Trung ương Bolshevik. Khi Kerensky hạ lệnh bắt giữ Lê-nin sau sự kiện Ngày tháng Bảy, Stalin đã giúp đỡ Lê-nin trốn thoát. Sau khi các đảng viên Bolshevik được trả tự do để bảo vệ Saint Petersburg vào tháng 10 năm 1917, Ủy ban Trung ương Đảng đã bỏ phiếu tán thành cuộc khởi nghĩa. Ngày 7 tháng 11, tại Học viện Smolny, Stalin, Lê-nin và toàn bộ đồng chí tại Ủy ban Trung ương đã nhất trí khởi nghĩa chống lại Kerensky tạo lập nên cái ngày nay được biết đến dưới tên Cách mạng tháng 10. Ngày 8 tháng 11, những người Bolshevik đã chiếm được Cung điện Mùa đông và bắt giữ toàn bộ nội các của Kerensky.

    [sửa]Vài trò trong cuộc Nội chiến Nga, giai đoạn 1917–1919


    Nhóm những thành viên của Quộc hội khóa 8 Đảng Cộng sản Nga năm 1919. Ở giữa là Stalin, Vladimir Lenin, và Mikhail Kalinin.
    Stalin được chỉ định làm Dân Ủy Tịch Vụ lúc Petrograd bị bao vây. Nội chiến Nga bùng nổ giữa những người Nga đỏ, ý chỉ người Bolshevik do Lê-nin lãnh đạo chống lại những người Nga trắng, một liên minh của những thế lực thù địch chống Bolshevik. Lê-nin thiết lập nên Ủy ban năm người bao gồm Stalin và Leon Trotsky. Tháng 5, 1918, Lê-nin phái Stalin đếnTsaritsyn, tại đây ông gặp được hai đồng chí mà sau này giúp đỡ ông đặt sự ảnh hưởng lên toàn quân đội Xô viết là Kliment Voroshilov và Semyon Budyonny.

    [sửa]Vai trò trong Chiến tranh Ba Lan – Xô viết giai đoạn 1919–1921

    Sau khi giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, những người Bolshevik tiến hành bước tiếp theo là đặt tầm ảnh hưởng lên những lãnh thổ cũ của Đế quốc Nga, trong khi Ba Lan lại muốn mở rộng lãnh thổ về phía đông đạt tới thời cực thịnh của đế chế Ba Lan vào năm 1722. Căng thẳng giữa 2 bên làm nổ ra Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921. Là tư lệnh của chiến khu miền Nam, Stalin được lệnh nắm giữ thành phố Lviv nhằm mục tiêu tổng lực của Lê-nin là chiếm được Warsaw ở phía Bắc.
    Các lực lượng của Trotsky đã giáp đấu với tư lệnh quân Ba Lan là Władysław Sikorski tại trận Warsaw năm 1920, Stalin từ chối chi viện cho mặt trận phương Bắc. Điều đó dẫn đến sự thất bại của quân Xô viết cả tại Lviv và Warsaw, mọi tội lỗi bị đẩy lên đầu của Stalin. Ông bị buộc phải quay về Max-cơ-va tháng 8 năm 1920 để điều trần và bị tước mọi chức vụ trong quân đội. Tại Đại hội Đảng lần 9 vào 22 tháng 9, Trotsky lên tiếng chỉ trích công khai các biểu hiện của Stalin.

    [sửa]Lên nắm quyền

    Stalin đóng vai trò quyết định trong cuộc chiến tranh của Hồng quân tại Georgia, tiếp theo đó ông đã nhận phải sự chống đối chính trị quyết liệt bên trong nội bộ đảng từ những người Georgia và những người khác[7][8] Điều này đã tạo ra rạng nứt giữa Stalin và Lê-nin, vì Lê-nin có lý tưởng là mọi quốc gia bên trong Liên bang đều có quyền bình đẳng như nhau.
    Tuy nhiên, Lê-nin vẫn xem Stalin như một liên minh trung thành, khi ông mất sự tin tưởng ở Trotsky và những đồng chí khác, ông đã quyết định trao cho Stalin nhiều quyền lực hơn. Cùng với sự trợ giúp của Lev Kamenev, Lenin đã chỉ định Stalin làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Xô viết vào năm 1922.[9] Vị trí này đã cho phép ông chỉ định nhiều người thân cận trong phe cánh của ông vào các vị trí trong chính phủ.
    Lê-nin gặp cơn tai biến vào năm 1922, buộc ông gần như phải nghỉ dưỡng tại Gorki. Stalin viếng thăm ông thường xuyên, và trở thành người hỗ trợ Lê-nin với thế giới bên ngoài.[9] Cả hai tranh cãi và Lê-nin viết một chúc thư để lên án Stalin. Ông chỉ trích Stalin là một kẻ thô lỗ, tham vọng và xảo quyệt và yêu cầu Stalin nên rời khỏi chức vụ Tổng Bí thư.[9][9] Trong lúc Lê-nin đang dưỡng bệnh, Stalin đã cấu kết với Kamenev và Grigory Zinoviev chống lại Leon Trotsky. Nhóm người này đã ngăn cản chúc thư của Lê-nin không được công bố tại Đại hội Đảng khóa 12 vào tháng 4 năm 1923.[9]
    Cuộc chiến tranh Bắc phạt tại Trung Quốc được xem là đỉnh điểm của bất đồng trong chính sách đối ngoại giữa Stalin và Trotsky. Stalin dựa trên chính sách thực tiễn, bỏ qua lý tưởng cộng sản. Ông đã ra lệnh cho Đảng Cộng sản Trung Quốc phải từ bỏ sự chống đối và hợp tác với Quốc Dân Đảng. Giống như Lê-nin, Stalin tin rằng Quốc Dân Đảng sẽ đánh bại phe bảo hoàng thân phương Tây và hoàn thành cuộc cách mạng nhân dân. Trong khi Trotsky lại muốn những người Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản chính thống và phản đối Quốc Dân Đảng.[10] Tuy nhiên, Tưởng nhanh chóng trở mặt và đạp bỏ những thỏa thuận trong đàm phán khi thảm sát những người Cộng sản tại Thương Hải năm 1927 trong cuộc chiến Bắc phạt.[11][12]
    Stalin nhanh chóng thúc đẩy việc công nghiệp hóa và kinh tế hóa tập trung, trái với chính sách kinh tế của Lê-nin (NEP). Vào cuối năm 1927, sự suy giảm nghiêm trọng nguồn cung ngũ cốc đã buộc Stalin chuyển đổi nền nông nghiệp sang tập thể hóa và ra lệnh tịch thu lượng ngũ cốc tích trữ của các hộ phú nông kulak.[9][13] Bukharin và Thủ tướng Alexey Rykov phản đối chính sách mới và yêu cầu Stalin phải trở về chính sách cũ, nhưng đa phần các ủy viên trung ương đều theo phe của Stalin, nên kế hoạch thay đổi bất thành, Bukharin bị loại khỏi Bộ chính trị vào tháng 11 năm 1929. Năm sau, Rykov bị cách chức, Vyacheslav Molotov vào thay thế theo sự đề nghị của Stalin.

    [sửa]Chiến tranh thế giới thứ hai

    Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, ông giữ chức tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô và chủ tịch Uỷ ban Quốc phòng Nhà nước; nguyên soái (1943), đại nguyên soái (1945). Có người cho rằng khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Tuy nhiên, không lâu sau đó ông đã lấy lại được tinh thần và kêu gọi nhân dân Liên Xô đánh đuổi Đức Quốc Xã ra khỏi bờ cõi nước nhà.
    Dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, quân và dân Liên Xô đã đánh bại phát xít Đức trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức(1941 - 1945), đánh bại đế quốc Nhật Bản[6] và giải phóng nhiều nước ở Trung Âu và Đông Âu thoát khỏi chủ nghĩa phát xít. Cuộc giải phóng này dẫn đến việc hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập.[2]
    Trong thời chiến, Stalin cùng Tổng thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt (từ tháng 4 năm 1945 là Harry Truman) thành lập Mặt trận Đồng minh chống phe Trục.

    [sửa]Thảm sát Katyn

    Bài chi tiết: Thảm sát Katyn
    Stalin đã ra lệnh thực hiện vụ thảm sát Katyn, bắn chết hàng ngàn sĩ quan Ba Lan bị bắt trong cuộc chiến thế giới lần thứ Hai khi Liên Xô cùng Đức Quốc Xã tấn công Ba Lan.[14] Hạ viện Duma Nga đã ra tuyên bố lên án Stalin và các viên chức gây ra "tội ác Katyn".[14]Có đến nửa thế kỷ Liên Xô đổ lỗi cho phát xít Đức là thủ phạm gây ra vụ thảm sát, nhưng đến 1990 mới bắt đầu công nhận sự thật đó.[14] Động cơ của Stalin khi ra mệnh lệnh này vẫn còn đang tranh cãi. Có ý kiến thì cho rằng ông muốn loại bỏ những thành phần chống đối Xô viết tại Ba Lan (quân đội Ba Lan từng tham chiến bên cạnh quân Bạch vệ để chống lại Hồng quân), ý kiến khác thì cho rằng ông muốn trả thù cho hàng chục vạn tù binh Nga đã chết trong tay người Ba Lan trong cuộc Chiến tranh Nga-Ba Lan 1919-1921, nơi ông từng là sĩ quan chỉ huy.

    [sửa]Thời hậu chiến

    [sửa]Bức tường Sắt và khối Đông Âu

    Sau khi đánh bại Đức Quốc Xã, các lực lượng quân sự Xô Viết đã đóng quân tại Trung và Đông Âu, ở những quốc gia này, họ hỗ trợ cho các lực lượng thân Xô Viết thiết lập chính phủ. Các chính phủ phương Tây và Hoa Kỳ xem như hành động bành trướng xã hội chủ nghĩa tại châu Âu của Liên Xô, khi Churchill xem toàn bộ khu vực là một “Bức tường Sắt” và thành sân sau của Liên Xô.[15][16] Những quốc gia chủ nghĩa xã hội mới thành lập này ở Đông và Trung Âu thường được gọi là “Khối Đông Âu” hay “Khối Xô-viết”.

    Khối Đông Âu cho đến năm 1989
    Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức ra đời ngày 7 tháng 10 năm 1949, với hiến pháp mới đẩy chủ nghĩa xã hội lên vị trí độc tôn và giúp Đảng Liên minh Xã hội (“SED”) lên nắm quyền.
    Tại Hội nghị Yalta, Stalin đã hứa là sẽ tổ chức bầu cử tự do tại Ba Lan,[17] sau khi thất bại trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý năm 1946,[18] gian lận bầu cử đã xảy ra bí mật có kiểm soát của Liên Xô để giúp phe thân cộng sản giành thắng lợi đa số.[19][20][21] Ngay tiếp sau đó, nền kinh tế Ba Lan bắt đầu kỷ nguyên quốc hữu hóa.[22]. Tại Hungary, khi Liên Xô thành lập chính phủ xã hội chủ nghĩa, Rákosi Mátyás được đưa lên nắm quyền, ông được xem như là “học trò xuất sắc nhất của chủ tịch Stalin”[23][24]. Rákosi áp dụng chiến thuật “sa-la-mi” bằng cách chia nhỏ các đối thủ chính trị ra như kiểu bánh sa-la-mi để tập trung quyền lực nhiều hơn cho chính phủ của ông.[25][26] Rákosi áp dụng đường lối chủ nghĩa Stalin trong các công việc chính trị và chương trình kinh tế, điều này đã biến ông thành 1 kẻ độc tài với biệt danh “sát thủ đầu hói”, chế độ của ông được xem là chế độ độc tài khắc nghiệt nhất châu Âu.[26][27] Xấp xỉ 350 nghìn quan chức và học giả Hungary bị thanh trừng từ giữa năm 1948 đến 1956.[26]
    Trong suốt chiến tranh thế giới lần hai, Hồng Quân Xô viết đã vượt biên giới, gầy dựng và hỗ trợ cho những người cộng sản tại đây làm cuộc đảo chính tại Bulgaria năm 1944.[28] Nhờ vậy mà các chỉ huy quân sự của lực lượng Hồng Quân nắm quyền lực rất cao, các thế lực thân Liên Xô, đứng đầu là Kimon Georgiev nắm hoàn toàn tình hình chính trị trong nước.[28]
    Năm 1949, Liên Xô, Cộng hòa Nhân dân Bulgari, Tiệp Khắc, Cộng hòa Nhân dân hungary, Cộng hòa Nhân dân Ba Lan và Cộng hòa Nhân dân Romania thành lập nên Hội đồng Tương trợ Kinh tế theo mong muốn của Stalin để làm tăng ảnh hưởng của Liên Xô tại Trung Âu và làm giảm ảnh hưởng của chính sách Kế hoạch Marshal của Hoa Kỳ dành cho châu Âu,[29][30] Tiệp Khắc, Hungary và Ba Lan có tỏ thái độ muốn được nhận viện trợ từ chương trình Marshal mặc dù họ biết rằng họ phải đáp ứng các điều kiện như cho phép trao đổi tiền tệ và thực hiện kinh tế thị trường. Vào tháng 7 năm 1947, Stalin ra sắc lệnh buộc các chính phủ thân Xô viết phải rút khỏi Hội nghị Pa-ri bàn về chương trình Tái thiết châu Âu. Điều này đã cho thấy rõ sự thật về hậu thế chiến hai dẫn đến sự chia rẻ châu Âu thành hai phần riêng biệt.[30]
    Tại Hi Lạp, Anh và Hoa Kỳ ủng hộ phe chống cộng trong Nội chiến Hi Lạp và Liên Xô đứng về phe những người cộng sản, mặc dù Stalin chối bỏ về việc tham gia vào tình hình tại Hi Lạp. Albania vẫn duy trì mối quan hệ với Max-cơ-va trong khi Cộng hòa Liên bang Nam Tư lại nằm ở tư thế chống Liên Xô trong suốt thời gian chia rẻ giữa hai bên cho đến khi nó kết thúc vào năm 1955.

    [sửa]Quan hệ Trung – Xô


    Mao tại lễ sinh nhật lần thứ 70 của Stalin tại Moskva, tháng 12 năm 1949
    Tại châu Á, trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, Hồng Quân đã đánh tan quân Nhật và giành quyền kiểm soát Mãn Châu, rồi đến Triều Tiên cho đến vĩ tuyến 38. Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông vẫn giành được thắng lợi trước Quốc Dân Đảng củaTưởng Giới Thạch vốn được hỗ trợ rất lớn từ Hoa Kỳ trong Chiến tranh Quốc – Cộng dù rằng họ rất ít được Liên Xô hỗ trợ. Điều này đã làm xấu đi tình hình quan hệ giữa hai bên kể từ khi Đảng Cộng sản giành được chính quyền tại Trung Hoa đại lục.
    Sự bất đồng giữa Mao và Stalin đã thể hiện ngay từ lúc khởi đầu. Trong suốt Thế chiến II, Stalin đã giúp đỡ cho chính phủ Tưởng Giới Thạch để chống lại quân Nhật và nhắm mắt làm ngơ để Tưởng tàn sát những người Cộng sản Trung Quốc. Nhìn chung, Stalin muốn giúp Tưởng chống Nhật để giữ hòa khí giữa hai bên, ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc, Stalin đã ký hiệp ước bất tương xâm với Tưởng và yêu cầu Mao và những người Cộng sản Trung Quốc phải hợp tác với Tưởng. Tuy nhiên, Mao không tuân theo chỉ thị này và bắt đầu cuộc chiến với Tưởng. Stalin không hề tin rằng Mao có thể đánh bại Tưởng nên ông ta đưa ra rất ít sự giúp đỡ cho Mao. Liên Xô vẫn tiếp tục giữ quan hệ ngoại giao với Quốc Dân Đảng của Tưởng cho đến khi Mao giành chiến thắng hoàn toàn. Stalin ủng hộ những người Thổ Hồi giáo ở Tây Trung Quốc để thành lập quốc gia riêng (Cộng hòa Đông Thổ) trong suốt nổi loạn, li khai chống Trung Hoa Dân Quốc. Ông ủng hộ lãnh đạo Cộng sản Hồi giáo Ehmetjan Qasim để chống lại các lực lượng chống cộng của Quốc Dân Đảng.
    Khi Đảng Cộng sản của Mao giành được quyền kiểm soát tại đại lục và ép chính phủ Quốc Dân phải bỏ chạy ra đảo Đài Loan, Stalin đã nhận ra vị thế mới của Mao. Liên Xô nhanh chóng công nhận nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa của Mao. Đỉnh điểm của mốt quan hệ Trung – Xô thể hiện vào năm 1950 bằng Hiệp ước Đồng chí và Đồng minh. Cả hai nước cùng nhau hỗ trợ quân sự cho quốc gia đồng minh ở bắc Triều Tiên để chống lại chính phủ phía Nam do Hoa Kỳ hậu thuẫn. Sau vài vụ xung đột ở biên giới hai miền, cuối cùng Chiến tranh Triều Tiên đã nổ ra vào năm 1950.

    [sửa]Bắc Triều Tiên

    Trái với chính sách trang bị hạn chế của Hoa Kỳ dành cho Nam Triều Tiên, Stalin đã hỗ trợ tối đa cho quân đội Bắc Triều Tiên của Kim Nhật Thành về cả lục quân và không quân, trong đó bao gồm các loại xe tăng T-34/85 và các cố vấn để hỗ trợ Kim tái thống nhất phần còn lại của bán đảo Triều Tiên.
    Quân đội Bắc Triều Tiên mở màn cuộc chiến vào ngày Chủ nhật, 25 tháng 6 năm 1950, vượt biên giới vĩ tuyến 38, nã pháo tấn công để chinh phạt Nam Triều Tiên[31] Trong suốt cuộc chiến Triều Tiên, các phi công Xô viết sử dụng máy bay của họ cất cánh từ căn cứ tại Trung Quốc để chống lại máy bay của Liên Hiệp Quốc.

    Hội nghị Yalta 1945: Churchill,Roosevelt và Stalin
    Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, dưới sự lãnh đạo của Stalin và Đảng Cộng sản Liên Xô, kinh tế, xã hội đất nước được khôi phục. Cũng trong thời gian này, bom nguyên tử và bom khinh khí được chế tạo thành công ở Liên Xô. Liên Xô trở thành một cường quốc theo chủ nghĩa Cộng sản,[2] đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ trong Chiến tranh Lạnh.
    Ngày 1 tháng 3 năm 1953, sau khi ăn tối với Bộ trưởng bộ nội vụ Lavrenty Pavlovich Beria và ba thủ tướng tương lai Georgi Maximilianovich MalenkovNikolai Alexandrovich Bulganin và Nikita Sergeyevich Khrushchev ở Moskva, Stalin ngã quỵ xuống ở trong phòng, ông chắc đã bị tai biến mạch máu não làm liệt bên phải của ông. Tuy các cận vệ lấy làm lạ ông không thức dậy như thường lệ vào hôm sau, nhưng họ đang có lệnh không được quấy rầy ông, cho nên cái chết của ông không được khám phá ra cho đến tối hôm đó. Bốn ngày sau, Stalin qua đời ngày 5 tháng 3 năm 1953, hưởng thọ 74, và chôn ngày 9 tháng 3. Lý do chính thức của cái chết làchảy máu não (Có thông tin rằng Stalin bị đầu độc[cần dẫn nguồn]). Thi hài ông được giữ trongLăng Lenin đến ngày 31 tháng 10 năm 1961. Theo quá trình phi Stalin hóa, thi hài của ông bị mang ra khỏi lăng và chôn bên cạnh tường điện Kremlin.

    [sửa]Nhận định

    [sửa]Cống hiến

    Iosif Vissarionovich Stalin được xem là một trong những nhà chính trị mâu thuẫn nhất vào thế kỷ XX.[6] Ông được xem là người có những cống hiến to lớn cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Liên Bang Xô Viết. Trong cuộc thăm dò ý kiến của 40 triệu người Nga vào năm 2008, ông đã được bình chọn là nhân vật vĩ đại thứ 3 trong lịch sử Nga, sau Đại công tước Aleksandr Yaroslavich Nevsky và Thủ tướng Pyotr Arkadyevich Stolypin. Thậm chí kết quả này còn bị Đảng Cộng sản Liên bang Nga cáo buộc là gian lận, rằng chính phủ Nga đã tìm cách ngăn cản để Stalin hoặc Lenin giành vị trí thứ nhất[32]
    Trong một cuộc thăm dò khác năm 2006, trên 35% người Nga được hỏi cho biết sẽ bỏ phiếu cho Stalin nếu ông vẫn còn sống[33] Chỉ có ít hơn 1/3 người Nga cho rằng Stalin là một lãnh đạo tàn nhẫn[34] 54% thanh niên Nga cho rằng Stalin có nhiều công lao hơn là tội lỗi, một nửa cho rằng ông là một nhà lãnh đạo tài giỏi, 46% không cho rằng ông là người nhẫn tâm[35]
    Trong thời gian lãnh đạo của Stalin, Liên Xô chuyển từ một nước lạc hậu thành một siêu cường thế giới với tiềm lực công nghiệp và quân sự khổng lồ. Trong thi phú, ông được ca ngợi như "Stalin sâu thăm thẳm hơn đại dương, cao vòi vọi hơn Himalaya, sáng rực rỡ hơn mặt trời". Chính ông là người đã xóa bỏ chế độ tem phiếu lương thực vào năm 1935, nên được nhiều người biết ơn.[6] Những sự kiện như khởi công xây tuyến đường xe điện ngầm tại thành phố Moskva, hay ban bố Hiến pháp của Liên bang Xô viết đều diễn ra dưới chế độ Stalin.[6]
    Được coi là một nhà lãnh đạo lỗi lạc, thời gian ông cầm quyền gắn liền với giai đoạn 1930 – 1940, một giai đoạn lớn mạnh trong lịch sử Liên Xô. Trong thời gian đó, nền văn hoá, âm nhạc, văn học,… của Liên Xô giành được nhiều thành tựu lớn lao. Không những thế, ông còn là nhân vật đóng vai trò không nhỏ trong cuộc kháng chiến của Liên Xô chống phát xít.[36] Piter Ustinov, một chuyên gia lịch sử đã nhận xét: “Có lẽ không thể có một ai khác ngoài Stalin có thể làm được những việc như thế trong Chiến tranh: quyết liệt, mềm dẻo, nhất quán, như yêu cầu đánh thắng trong những kích cỡ phi thường như thế…”.
    Bản thân Thủ tướng Winston Churchill của Anh - một người trên thực tế có ác cảm lớn với Liên Xô - cũng phải thừa nhận:[37]
    Một hạnh phúc lớn lao đối với nước Nga là trong những năm thử thách khổng lồ, đất nước này được thiên tài, tướng quân sắt đá Stalin lãnh đạo. Ông ấy là nhân vật kiệt xuất nhất, bao trùm lên cái thời nhiều biến động mà cuộc đời ông ấy đã trôi qua.
    Stalin là con người nhiệt huyết phi thường và ý chí không gì bẻ gẫy nổi, cứng rắn, khốc liệt trong trò chuyện, người mà ngay cả tôi, kẻ được giáo dục tại nghị viện Anh, cũng không có gì cưỡng lại được. Stalin trước hết có một óc hài hước phong phú, khả năng thâu nhận những ý tưởng một cách chuẩn xác. Sức mạnh này trở nên vĩ đại ở Stalin đến nỗi ông ấy là người độc nhất vô nhị giữa những nhà lãnh đạo quốc gia mọi thời và mọi nơi.
    Stalin đã gây cho chúng tôi một ấn tượng kỳ vĩ. Ông ấy có trí anh minh sâu sắc, tư duy hợp lý, không bao giờ biết hoảng loạn. Ông ấy là một nghệ nhân bất khả chiến bại trong những khoảnh khắc khó khăn kiếm tìm lối thoát từ những tình huống tuyệt vọng nhất. Ông ấy là một nhân vật rất phức tạp.
    Ông ấy xây dựng và thuần hoá một đế chế mênh mông. Đó là người biết tiêu diệt kẻ thù của mình bằng chính kẻ thù của mình... Lịch sử, dân tộc không bao giờ quên lãng những người như thế
    —Winston Churchill
    Cố tổng thống Pháp, tướng Charles de Gaulle, một trong những lãnh đạo của Chiến tranh thế giới thứ hai, đánh giá cao những phẩm chất cá nhân của Stalin. Trong cuốn hồi ký chiến tranh của mình, tướng De Gaulle viết: “Stalin có một uy tín to lớn, và không chỉ riêng ở nước Nga. Ông biết “thuần hoá” kẻ thù, không hoảng hốt khi núng thế và không say sưa với thắng lợi. Mà Ông lại là người có nhiều chiến thắng hơn thất bại…”.
    Nguyên soái Xô-viết G.K.Zhukov, vị tướng lừng danh của Chiến tranh thế giới thứ hai, thì hồi tưởng: “Ông đọc rất nhiều và biết nhiều thứ trong các lĩnh vực khác nhau. Sức làm việc đáng kinh ngạc của Ông, khả năng nhanh chóng nắm bắt thông tin cho phép Ông trong một ngày xem xét và thấu hiểu một khối lượng tư liệu lớn đến mức chỉ những vĩ nhân mới có thể làm được như thế. Ông làm việc nhiều, khoảng 12 đến 15 giờ trong một ngày. Tôi đã nghiên cứu Stalin như một nhà hoạt động quân sự rất kỹ càng vì tôi đã đi cùng Ông trong suốt cuộc chiến tranh. Stalin nắm chắc các vấn đề tổ chức chiến dịch mặt trận và các chiến dịch phối hợp giữa các nhóm mặt trận, và Ông chỉ huy các chiến dịch này rất bài bản, vì biết rõ các vấn đề chiến lược lớn. Trong chỉ đạo chiến tranh nói chung, Stalin được giúp đỡ bởi trí tuệ thiên phú của Ông và một linh tính rất phong phú. Ông biết tìm ra mắt xích chủ đạo trong tình huống chiến lược và nắm lấy nó, phân tích kẻ thù, tiến hành chiến dịch tấn công lớn này hay chiến dịch tấn công lớn khác. Không có gì hoài nghi nữa, Ông là một Tổng tư lệnh tối cao xứng đáng”.[38]
    Cho đến thời nay, di sản của Stalin vẫn chưa phai. Ông được Gennady Zyuganov - Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga - so sánh với “Những nhân vật vĩ đại nhất của thời kỳ Phục hưng”.[1] Ngày 8/12/2004, trong bài viết dài kỷ niệm 125 năm Ngày sinh của Stalin, Zuganov phát biểu: "Những năm gần đây trong bối cảnh đất nước suy tàn, hỗn loạn và khủng hoảng liên tiếp, sự quan tâm của mọi người trong việc suy xét đánh giá lại Stalin ngày càng tăng. Đó là sự thật ai cũng rõ."[39]
    Theo phát ngôn viên hội đồng thành phố Oryol Olga Patenkova, các nhà lập pháp nơi đây đã thông qua một bản kiến nghị vào ngày 31 tháng 3, nội dung yêu cầu lập lại các hình ảnh của Iosif Vissarionovich Stalin.
    Theo tờ Izvestia số ra ngày 14 tháng 4 năm 2005:[40]
    Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng… thúc đẩy chúng tôi ủng hộ những lời kêu gọi khôi phục lẽ công bằng của lịch sử, tôn trọng vai trò lịch sử của tổng tư lệnh Stalin
    —Olga Patenkova
    Zinoviev, một chính trị gia gần như cả đời chỉ phê phán Stalin và Liên Xô, nhưng gần đây khi suy ngẫm lại ông đã nói rằng: Liên Xô có được những thành tựu vĩ đại là nhờ có được sự lãnh đạo của Stalin và Đảng CS Liên Xô. Cần phải đánh giá lại những hoạt động trấn áp của Stalin những năm 30, việc xây dựng chế độ mới thường đi kèm với cuộc đấu tranh với các thế lực chống phá. Sự trấn áp của Stalin, dù rằng trong đó có rất nhiều hành vi quá mức, trên thực tế cũng đã tiêu diệt những kẻ biến chất và tiềm tàng nguy hiểm cho đất nước.[39]

    [sửa]Sai lầm

    Đảng Cộng sản
    Liên Xô

    КПСС.svg
    Cổng tri thức: Chủ nghĩa cộng sản



    Hộp này: xem • thảo luận • sửa
    Bên cạnh đó, ông bị lên án vì những chính sách sai lầm và tệ sùng bái cá nhân.[2][40] Một bộ phận người Nga đã tố cáo những sai lầm cá nhân của Stalin, và xem đó là nguyên nhân khiến tổn thất của nhân dân Xô viết hết sức lớn lao trong những năm chiến tranh. Một số nhà báo còn đi tới chỗ đặt dấu bằng giữa Stalin và Hitler.
    Để đạt được những mục tiêu của mình, Stalin sử dụng các phương pháp điều hành cứng rắn, bao gồm cả khủng bố nhà nước trong thời kỳ đại thanh trừng, theo ước tính từ tháng 08/1937 đến tháng 10/1938, chỉ riêng trong nhà tù tại Ủy ban an ninh quốc gia, chế độ Stalin đã bắn bỏ 20.760 người, trong đó có khoảng 1.000 người lãnh đạo tôn giáo. Giáo chủ giáo phận St. Petersburg Serafin là cũng bị giết vào thời gian này.[cần dẫn nguồn]
    Các nhà sử học được các báo chí quốc tế trích dẫn lời cho rằng dưới thời cầm quyền của Stalin, nhiều triệu người đã bị Stalin và bộ máy thanh trừng của ông cưỡng bức di cư, thẩm vấn hoặc giam giữ trong các trại tập trung và các nhà tù dưới chế độ Xô-Viết trước đây[cần dẫn nguồn]. Trong thời cải cách “Perestroika” của Michail Gorbachev, đã giải mật đa số trong 1,7 triệu hồ sơ “những tên phản cách mạng” trong giai đoạn 1937-1938. Trong đó hơn 700 ngàn người bị giết.
    Những người bị thảm sát đã được cựu Tổng thống (nay là Thủ Tướng) Nga Putin cho rằng:[41]"Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú nhất, có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó."
    Tổng thống Nga Dmitry Anatolyevich Medvedev viết trên blog của mình sáng 30 tháng 10, 2009, nhân dịp nước Nga kỷ niệm "Ngày Tưởng nhớ Ðàn áp Chính trị," phóng viên nhật báo Ba Lan, Gzeta Wyborcza, tại Moskva đưa tin. "Tôi tin rằng, tưởng nhớ về bi kịch của dân tộc cũng thiêng liêng như tưởng nhớ về chiến thắng. Không có lý do gì để biện giải cho sự đàn áp chính trị."Medvedev viết rằng:
    Chúng ta chỉ cần nghĩ - hàng triệu người đã chết vì khủng bố cùng những cáo buộc dối trá. Cho đến ngày hôm nay, có thể thấy, những tổn thất to lớn trên được biện minh bằng những mục đích cao hơn của nhà nước. Tôi tin rằng, không có sự phát triển, sự thành công, và tham vọng nào của đất nước, có thể đạt được bằng cái giá của bi kịch và mất mát. Không gì có thể được đặt trên giá trị cuộc sống con người. Và không bất cứ sự biện minh nào cho sự đàn áp chính trị (là có thể chấp nhận được).[42]
    Quy mô của khủng bố, theo như Medvedev nhắc nhở, là "không thể tưởng tượng nổi." "Nó đã đánh vào tất cả các dân tộc của đất nước, hủy diệt mọi tầng lớp xã hội, hàng triệu người bị thiệt mạng." Ðề cập đến ủy ban chống lại sự bóp méo lịch sử, được thành lập gần đó, và trực thuộc Văn phòng Tổng thống, Medvedev giải thích rằng, sự dối trá về quá khứ không chỉ là "sự cố gắng sửa lại kết cục chiến tranh." Dối trá lịch sử, còn là sự cố gắng tìm cách "biện minh cho những kẻ đã giết hại đồng bào mình, những gì đang được người ta thực hiện nhân danh công lý lịch sử."[43]
    Vào ngày Nga kỷ niệm hàng triệu người bị sát hại dưới chế độ độc tài của Stalin (1920 - 1953), blog này được đưa lên.[44] Bên cạnh đó, một sử gia nghiên cứu về những tội ác của lãnh tụ Stalin từng bị bắt giữ.[44]
    Nhân Kỷ niệm 65 năm chiến thắng chống phát xít, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev nói "Stalin đã phạm nhiều tội ác chống lại nhân dân" và "không thể tha thứ". Ông còn cho rằng thắng lợi phần lớn là nhờ sự hy sinh to lớn của nhân dân, dù vai trò lãnh đạo của Stalin cũng rất quan trọng.[45] Cũng trong bài trả lời phỏng vấn báo Izvestia ngày 7 tháng 5, ông Dmitry Medvedev nói rằng dù từng cá nhân có quyền đánh giá khác nhau về Stalin, và nhiều người ngưỡng mộ ông ta, thì quan điểm của nhà nước Nga hiện nay cho rằng chủ nghĩa Stalin "không thể quay lại trên nước Nga".[45]
    Olga Ulianova - cháu gái của cựu lãnh đạo Lenin - không cho rằng bác của bà là người chịu trách nhiệm với những chính sách sai lầm của chế độ Cộng sản Liên Xô. Bà nói:[46]
    Sai lầm lớn nhất là người ta bóp méo và ngụy tạo học thuyết của Lenin. Người đầu tiên làm như vậy là Stalin.
    Nhiều người cho rằng khi Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra, Stalin trở nên bất ngờ và không có tinh thần trong những ngày đầu của cuộc chiến. Nhưng theo Báo Công an Nhân dân:[47]
    ...không cam chịu bẽ bàng, những lực lượng thù địch lại còn muốn tung ra vô số những nhận định bịa đặt để hạ thấp vai trò và tầm cỡ của lãnh tụ Stalin. Thí dụ, theo họ, ngỡ như do lỗi của Stalin mà Moskva đã bị bất ngờ trước cuộc tấn công của nước Đức phát xít ngày 22/6/1941. Thực ra, đó là những luận điểm hoàn toàn mang tính vu cáo.

    [sửa]Thơ ca

    Tố Hữu đã có bài thơ Đời đời nhớ ông năm 1953 khi nghe tin Stalin qua đời:
    Bữa trước mẹ cho con xem ảnh
    Ông Stalin bên cạnh nhi đồng
    Áo Ông trắng giữa mây hồng
    Mắt Ông hiền hậu, miệng Ông mỉm cười
    ...

    [sửa]

    Georgy Maksimilianovich Malenkov

    Georgy Maksimilianovich Malenkov
    Гео́ргий Максимилиа́нович Маленко́в
    Malenkow.jpg
    Nhiệm kỳ6 tháng 3 năm 1953 – 8 tháng 2 năm 1955
    Tiền nhiệmStalin
    Kế nhiệmBulganin
    Nhiệm kỳ6 tháng 3 năm 1953 – 13 tháng 3 năm 1953
    Tiền nhiệmStalin
    Kế nhiệmKhrushchyov
    Nhiệm kỳ1946 – 1957
    ĐảngĐảng Cộng sản Liên Xô
    Sinh8 tháng 11902
    OrenburgĐế quốc Nga
    Mất14 tháng 11988 (86 tuổi)
    MoskvaLiên Xô

    Georgy Maksimilianovich Malenkov (tiếng Nga: Гео́ргий Максимилиа́нович Маленко́в; 1902-1988) là một Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên XôChủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô.
    Malenkov sinh ngày 8/1/1902 ở OrenburgNga. Ông tốt nghiệp trung học phổ thông khi Cách mạng Nga (1917) nổ ra. Malenkov gia nhập Hồng Quân năm 1919 và đến năm 1920 thì được kết nạp vào Đảng Cộng sản Liên Xô, trở thành chính ủy trên mộtđoàn tàu tuyên truyền ở Turkestan trong thời kỳ Nội chiến Nga.[1]
    Sau chiến tranh, Malenkov đi học đại học và nhận bằng kỹ sư của Trường Kỹ thuật Cao cấp Moskva.[2] Ra trường, ông về công tác tại Ban Tổ chức của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.[2]Ông nhanh chóng trở thành người thân cận của Stalin và có vai trò quan trọng trong cuộc Đại thanh trừng.
    Năm 1939, Malenkov trở thành Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và đứng đầu Ban Tổ chức của đảng này. Năm 1941, ông trở thành Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.
    Khi Đức Quốc Xã xâm lược Liên Xô, Malenkov trở thành ủy viên Ủy ban Quốc phòng mà Stalin đứng đầu.[2]
    Năm 1946, Malenkov trở thành Ủy viên chính thức của Bộ Chính trị, rồi trở thành nhân vật số 2 trong đảng sau Stalin. Khi Stalin qua đời, Malenkov trở thành Bí thư thứ nhất của đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân ủy (Thủ tướng). Nhưng vì các ủy viên bộ chính trị khác phản đối, Malenkov buộc phải rút khỏi Ban Bí thư, chỉ còn giữ chức Thủ tướng thêm 2 năm nữa. Đến năm 1955, Malenkov bị buộc từ chức Thủ tướng vì thân vớiBeria, song vẫn trong Bộ Chính trị.
    Đến năm 1957, Malenkov bị buộc tội tham gia Nhóm chống Đảng và bị loại khỏi Bộ Chính trị. Năm 1961, ông bị khai trừ khỏi Đảng. Những năm sau đó, ông làm giám đốc một nhà máy phát điện ở Ust'-KamenogorskKazakhstan.[3]
    Georgy Maksimilianovich Malenkov qua đời ngày 14 tháng 1 năm 1988 tại Moskva.

    Nikita Sergeyevich Khrushchyov

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Nikita Sergeyevich Khrushchyov
    Ники́та Серге́евич Хрущёв
    Nikita Sergeyevich Khrushchyov
    Nikita Sergeyevich Khrushchyov
    Nhiệm kỳ1953 – 1964
    Tiền nhiệmIosif Stalin
    Kế nhiệmLeonid Brezhnev
    ĐảngĐảng Cộng sản Liên Xô
    Sinh17 tháng 41894
    KalinovkaĐế quốc Nga
    Mất11 tháng 91971 (77 tuổi)
    MoskvaCộng hoà XHCN Liên bang Nga
    Tôn giáoThuyết vô thần
    Nikita Sergeyevich Khrushchyov (tiếng Nga: Ники́та Серге́евич Хрущёв, IPA: [nʲɪˈki.tə sʲɪrˈɡʲe.jɪ.vʲɪ̈tʃʲ xrʊˈʃʲːof]  ( nghe)tiếng AnhNikita Khrushchevtiếng PhápNikita Khrouchtchev) (sinh 17 tháng 4 năm 1894 – mất 11 tháng 9 năm 1971) là cựu Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
    Ông là người kế nhiệm Stalin, sau cái chết của Stalin vào năm 1953. Từ năm 1953đến 1964, ông là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời giữ chức thủ tướng từ năm 1958 đến 1964. Năm 1964 ông bị hạ bệ bởi chính những người đồng chí của mình. Những năm còn lại của cuộc đời ông luôn bị sự giám sát chặt chẽ của cơ quan tình báo Nga – KGB.

    Mục lục

      [ẩn

    [sửa]Tiểu sử sơ lược

    [sửa]Thời niên thiếu

    . Nikita Sergeyevich Khrushchyov sinh năm 1894 tại làng Kalinovka, tỉnh Kursk, nước Nga trong gia đình một người công nhân mỏ tên là Sergei Nikanorovich Khrushchyov (người cha, đã mất năm 1938) – và Ksenya Ivanovna. Nikita có một người em gái kém mình hai tuổi tên là Irina. Mùa đông Khrushchyov đến trường học đọc, học viết, còn mùa hè thì đi làm mục đồng. Năm 1908, lúc Khrushchyov 14 tuổi, ông cùng gia đình chuyển tới mỏ Uspenskiy gần Yuzovka (bây giờ là Donetsk, thuộc Ukraina). Khrushchyov trở thành học trò của người thợ nguội ở nhà xưởng, sau đó làm thợ nguội trong hầm mỏ và như người công nhân mỏ không được lấy ra mặt trận vào năm1914.
    Khrushchyov bị ấn tượng mạnh bởi đất nước và con người ở Uspenskiy.[cần dẫn nguồn] Cậu rất thích mặc trang phục truyền thống của Ukraina, tuy nhiên vẫn tự nhủ mình là người Nga.
    Nikita trông rất thông minh, tuy nhiên thời niên thiếu chỉ được đi học trong 2 năm và biết đọc biết viết thành thạo khi 12–13 tuổi. Ông đã làm công nhân trong khá nhiều nhà máy và hầm mỏ. Trong Thế chiến thứ nhất, ông tham gia các hoạt động công đoàn và sau Cách mạng tháng Mười năm 1917, ông gia nhập Hồng Quân.
    Đảng Cộng sản
    Liên Xô

    КПСС.svg
    Cổng tri thức: Chủ nghĩa cộng sản



    Hộp này: xem • thảo luận • sửa

    [sửa]Gia đình Khrushchyov N.S

    Nikita Sergeyevich đã hai lần cưới vợ (theo dữ liệu không chính thức là ba lần). Cuộc hôn nhân đầu tiên với Efrosinya Ivanovna Pisareva, đã mất vào năm 1920.
    N.S Khrushchyov có tất cả 5 người con: 2 con trai và 3 con gái, có 2 con với người vợ đầu là Yulia và Leonid.
    1. Leonid Nikitish Khrushchyov (10 tháng 11 năm 1917 — 11 tháng 3 năm 1943) — phi công quân đội, bị mất tích. Người vợ đầu tiên của Leonid là Rozа Treyvas, cuộc hôn nhân kéo dài không lâu và bị hủy bỏ theo mệnh lệnh riêng của N.S. Khrushchyov. Người vợ thứ hai — Lyubov' Illarionovna Sizyx, bị bắt vào năm 1942 (theo dữ liệu khác, vào năm 1943) ), bị buộc tội "hoạt động gián điệp", được trả tự do vào năm 1954. Từ cuộc hôn nhân này có hai người con — con trai Yuriy Leonidovich Khrushchyov (sinh năm 1935), phi công lái bay thí nghiệm có công, đại tá về hưu, và con gái Yuliya Leonidovna Khrushchyova.
    2. Yulia Nikitishna Khrushchyova — lấy chồng là Viktor Petrovich Gontaryom, giám đốc nhà hát opera Kiev.
    Theo các dữ kiện chưa được khẳng định, N.S Khrushchyov đã cưới vợ là Nadezhda Gorskaya trong thời gian ngắn.
    Người vợ tiếp theo, Nina Petrovna Kukharchuk, sinh 14 tháng 4 năm 1900 ở làng Vasilyov, tỉnhKholmskaya (hiện nay là lãnh thổ Ba Lan). Họ cưới nhau vào năm 1924, tuy nhiên mãi tới năm1965 cuộc hôn nhân mới được đăng kí chính thức ở ZhAGS. Người đầu tiên trong số các bà vợ của các vị lãnh tụ Xô viết chính thức đi theo chồng trong các buổi đón tiếp, kể cả ở nước ngoài. Mất vào 13 tháng 8 năm 1984, được an táng ở nghĩa trang Novodevich ở Mat- xcơ-va. Con gái đầu tiên từ cuộc hôn nhân này đã qua đời khi còn nhỏ.
    Người con gái Rada Nikitishna Adzhubey, sinh ở Kiev vào năm 1929. Chồng cô ấy — Aleksey Ivanovich Adzhubey, biên tập viên chính tờ báo "Tin tức" (tiếng Nga: «Известия»).
    Người con trai Sergey Nikitish Khrushchyov sinh vào năm 1935 ở Mát-xcơ-va, tốt nghiệp trường № 110 với huy chương vàng, kĩ sư hệ thống tên lửa, giáo sư, từ năm 1990 sống và giảng dạy ở Hoa Kỳ, hiện nay là công dân nước này.[1]. Sergey Nikitish sinh được hai người con trai, người anh tên là Nikita, người em là Sergey. Sergey hiện sống ở Mát- xcơ-va. Nikita mất vào ngày 22 tháng 2 năm2007, được an táng tại nghĩa trang Novodevich ở Mat-xcơ-va cạnh ông bà. [6]
    Vào năm 1937 con gái N.S. Khrushchyov là Elena chào đời.
    Gia đình Khrushchyov đã sống ở Kiev trong ngôi nhà cũ của Poskryobyshev, ở nhà nghỉ ngoại ô ở Mezhgor'; lúc ở Mat-xcơ-va đầu tiên ở phố Maroseyka, sau đó ở Nhà Chính phủ («Nhà bên bờ kè»), ở phố Granovskiy, ở biệt thự quốc gia trên dãy núi Lenin (phố Kosygina hiện nay), lúc sơ tán — ở Kuybyshev, Samara, sau khi về hưu — ở nhà nghỉ ngoại ô ở Zhukovka 2.

    [sửa]Sự nghiệp chính trị

    Vào năm 1918 Khrushchyov được kết nạp vào đảng của những người bôn-sê-vic. Ông tham gia chiến tranh Vệ quốc (trong 131 ngày (nguồn không rõ)). Sau khi chiến tranh kết thúc, ông làm công tác đảng và kinh tế.
    Vào năm 1922 Khrushchyov trở về Yuzhovka và học ở khoa công nhân trường trung cấp kĩ thuật chuyên nghiệp Dontekhnikum, sau đó trở thành bí thư đảng của trường này. Vào tháng 7 năm 1925 ông được chỉ định làm lãnh đạo đảng huyện Petrovo-Mar'inskiy vùng phụ cận Stalinskiy.
    Vào năm 1929 ông vào học ở Viện công nghiệp Mat-xcơ-va, sau đó được bầu làm bí thư đảng ủy viện.

    Stalin và Khrushchyov trong đoàn chủ tịch kì họp Ủy ban Chấp hành Trung ương Liên xô[2] (tháng 1 năm 1936)
    Từ tháng 1 năm 1931 - bí thư ban chấp hành quận Baumanskiy, sau đó là quận Krasnopresnenskiy, vào những năm 1932-1934 lúc đầu làm bí thư thứ hai, sau đó là bí thứ nhất Thành ủy Mat-xcơ-va Đảng cộng sản Liên xô.
    Vào năm 1938, ông trở thành bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ) Đảng Cộng sản Ucraina và là ứng cử viên vào thành viên Bộ chính trị, và một năm sau đó là thành viên Bộ chính trị BCH TƯ Đảng cộng sản Liên xô[3]. Nắm những chức vụ này ông đã tỏ rõ bản lĩnh người chiến sĩ đấu tranh chống những «kẻ thù của nhân dân» đến cùng.[4]
    Vào những năm Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Khrushchyov là thành viên các hội đồng chiến tranh hướng Tây Nam, Đông Nam, mặt trận Stalingradskiy, mặt trận phía Nam, mặt trận Varonezhskiy và mặt trận Pervyi Ucrainskiy. Hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Stalin, ông đã là một trong số những người có tội trong thảm họa Hồng quân công-nông[5] bị bao vây ởKiev (1941) và ở Khar'kovym (1942). Sau khi chiến tranh kết thúc, ông mang quân hàm trung tướng.
    Vào tháng 10 năm 1942 sắc lệnh do Stalin ký bãi bỏ hệ thống chỉ huy kép và chuyển các ủy viên từ cán bộ chỉ huy thành cố vấn đã được ban hành. Khrushchyov ở trong thê đội chỉ huy tiền tuyến sau Mamaevyi Kurgan, sau đó làm việc ở nhà máy máy kéo.
    Trong giai đoạn từ 1944 đến 1947 ông làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết Ucraina, sau đó một lần nữa được bầu làm bí thư thứ nhất BCH TƯ Đảng cộng sản (của những người bôn-sê-vich) Ucraina. Từ tháng 12 năm 1949, một lần nữa ông làm bí thư thứ nhất tỉnh Moskva và bí thư BCH TƯ đảng.
    Vào tháng 6 năm 1953, sau cái chết của Iosif Stalin, ông là một trong những người khởi xướng chính việc cách tất cả các chức vụ và bắt giam Lavrentiy Pavlovich Beriya.
    Vào tháng 9 năm 1953 Khrushchyov được bầu làm bí thư thứ nhất BCH TƯ. Tại đại hội lần thứ 20 Đảng cộng sản Liên Xô, ông đã đọcbáo cáo về sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin.
    Tại "Hội nghị toàn thể tháng Sáu" năm 1957, BCH TƯ đã giành thắng lợi trước nhóm chống đảng của V. Molotov, G. Malenkov, L. Kaganovich và kẻ hùa theo nhóm này là Shepilov.
    Khrushchyov nắm những chức vụ này cho tới ngày 14 tháng 10 năm 1964, khi Hội nghị toàn thể tháng Mười BCH TƯ được tổ chức với sự vắng mặt của ông. Khrushchyov nghỉ hưu, thôi các chức vụ đảng và nhà nước "do tình trạng sức khỏe". [6]. Phó chủ nhiệm phòng quan hệ với các đảng công nhân và cộng sản của các nước xã hội chủ nghĩa thuộc BCH TƯ Đảng cộng sản Liên Xô Nikolay Nikolayevich Mesyatsev nhớ lại:[7]
    Hội nghị toàn thể không có âm mưu nào cả, mọi tiêu chuẩn điều lệ đều được tuân theo. Hội nghị toàn thể đã bầu Khrushchyov làm Bí thư thứ nhất. Và cũng chính Hội nghị toàn thể cho ông thôi chức này. Trong thời gian hoạt động của mình Hội nghị toàn thể đã khuyến nghị Xô-viết Tối cao chỉ định Khrushchyov làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Và vào tháng 10 năm 1964 cũng chính Hội nghị toàn thể đã đề nghị Xô-viết Tối cao cho ông thôi chức vụ này. Ngay trước Hội nghị toàn thể, trong phiên họp của Đoàn chủ tịch, Khrushchyov cũng đã thừa nhận rằng, ông không thể tiếp tục lèo lái nhà nước và đảng được nữa. — Như vậy, các thành viên BCH TƯ đã hành động không những hợp pháp, mà đây còn là lần đầu tiên trong lịch sử xô-viết của đảng, bằng thuyết phục, họ đã dũng cảm đi tới thống nhất cho thôi chức một lãnh tụ, người đã mắc nhiều sai lầm, và coi như nhà lãnh đạo chính trị ngừng các nhiệm vụ tương ứng của mình.
    Từ đó, Nikita Khrushchyov sống bằng tiền lương hưu. Ông mất vào ngày 11 tháng 9 năm 1971.
    Sau khi thôi chức, tên của Khrushchyov không hề "được nhắc tới" trong hơn 20 năm (cũng như tên của Stalin và nhất là tên củaMalenkov); trong Đại bách khoa toàn thư Xô-viết chỉ có đôi dòng ngắn gọn nói về Khrushchyov như sau: Trong hoạt động của ông có các nhân tố của chủ nghĩa chủ quan và ý chí luận. Đã có tranh luận về hoạt động của Khrushchyov trong Cuộc cải tổ. Theo đó Khrushchyov nổi bật với vai trò "người tiên phong" của cuộc cải tổ, và người ta cũng đã xét đến vai trò cá nhân của Khrushchyov trong các vụ đàn áp, cũng như xét các mặt tiêu cực trong việc lãnh đạo của ông. «Hồi ký» của Khrushchyov mà ông viết nhờ tiền lương hưu đã được đăng ở các tạp chí xô-viết.
    Trong lúc còn sống, tên của Khrushchyov đã được đặt cho thành phố của những người thợ xây dựng nhà máy thủy điện Kremenchuk(tỉnh KirovogradUcraina) trong một thời gian ngắn. Thành phố này vào năm 1962 được đổi tên thành Kremges, khi Khrushchyov vẫn còn đương chức, sau đó vào năm 1969 tiếp tục được đổi tên thành Svetlovodsk.

    Leonid Ilyich Brezhnev

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    (đổi hướng từ Leonid Brezhnev)
    Leonid Ilyich Brezhnev
    Леонид Ильич Брежнев
    Leonid Ilyich Brezhnev
    Leonid Ilyich Brezhnev
    Nhiệm kỳ14 tháng 101964 – 10 tháng 111982
    18 năm, 27 ngày
    Tiền nhiệmNikita Khrushchev
    Kế nhiệmYuri Andropov
    ĐảngĐảng Cộng sản Liên Xô
    Sinh19 tháng 121906
    KamenskoeĐế quốc Nga
    Mất10 tháng 111982 (75 tuổi)
    MoskvaCộng hòa XHCN Liên bang Nga
    Tôn giáovô thần
    Chữ kýLEONID BREZHNEV SIGNATURE.svg
    Leonid Ilyich Brezhnev (tiếng Nga , (1906-1982) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, và vì thế là lãnh đạo chính trị củaLiên bang Xô viết, từ năm 1964 đến năm 1982, giữ chức vụ này trong thời gian lâu nhất, chỉ sau Joseph Stalin. Ông từng hai lần giữ chức Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao (lãnh đạo nhà nước), từ ngày 7 tháng 5 năm 1960 đến 15 tháng 7 năm 1964, sau đó từ 16 tháng 6 năm 1977 tới khi qua đời ngày 10 tháng 11 năm 1982.

    Mục lục

      [ẩn

    [sửa]Lên nắm quyền lực

    Brezhnev sinh ngày 19 tháng 12[1] năm 1906 tại Kamenskoe (Dniprodzerzhynsk hiện nay) tại Ukraina, con của Ilya Yakovlevich Brezhnev và vợ ông là Natalia Denisovna.[cần dẫn nguồn] Giống như nhiều thanh niên khác trong những năm sau cuộcCách mạng Nga năm 1917, ông được giáo dục dạy nghề, ban đầu là quản lý đất đainơi ông khởi đầu như một người điều tra đất đai và sau đó trong ngành luyện kim. Ông tốt nghiệp Trường kỹ thuật (те́хникум) Luyện kim Dniprodzerzhynsk và trở thành một kỹ sư luyện kim trong ngành công nghiệp sắt thép ở phía đông Ukraina. Ông gia nhập tổ chức Đoàn thanh niên Komsomol vào năm 1923 và vào Đảng năm 1931.[2] Ở những thời điểm khác nhau ông sẽ tự miêu tả mình là một người Ukraina, hay sau này, khi trải qua các chức vụ trong Đảng, là người Nga.[3] Sau này, trong thời cầm quyền của ông đã có một tiến trình Nga hóa tại Belarus, Ukraina, vàMoldavia[4]: tỷ lệ trẻ em được dạy ngôn ngữ mẹ đẻ trong các quốc gia của chúng giảm sút[5], truyền thông bằng tiếng địa phương bị hạn chế và những người theo "chủ nghĩa quốc gia" bị bỏ tù.
    Giai đoạn 1935-36, Brezhnev thực hiện nghĩa vụ quân sự, và sau khi trải qua các khoá học tại một trường xe tăng, ông làm chính ủy tại một nhà máy xe tăng. Sau này, vào năm 1936, ông trở thành hiệu trưởng Trường kỹ thuật Luyện kim Dniprodzerzhynsk, nơi ông từng là học viên, và vào năm 1939, trở thành Bí thư Thành ủy Dnipropetrovsk, chịu trách nhiệm về các ngành công nghiệp quốc phòng quan trọng của thành phố này.
    Brezhnev thuộc thế hệ những người Cộng sản Liên Xô đầu tiên không có ký ức về nước Nga trước cuộc cách mạng, và từng quá trẻ để tham gia vào các cuộc đấu tranh trong giới lãnh đạo Đảng sau cái chết của Lenin năm 1924. Thời điểm Brezhnev vào Đảng, Joseph Stalin là lãnh tụ không thể bị tranh cãi. Những người sống sót sau cuộc Đại thanh trừng của Stalin giai đoạn 1937-39 có thể được thăng tiến nhanh chóng, bởi cuộc thanh trừng để lại nhiều chức vụ trống ở các tầng lớp lãnh đạo cao trong Đảng và Nhà nước.

    Chính ủy Lữ đoàn Brezhnev trong cuộcChiến tranh Vệ quốc Vĩ đại
    Tháng 6 năm 1941, Phát xít Đức xâm lược Liên Xô và, như hầu hết các quan chức hạng trung trong Đảng, Brezhnev ngay lập tức đăng ký vào quân đội. Ông làm việc để sơ tán các ngành công nghiệp tại Dnipropetrovsk về phía đông Liên Xô trước khi thành phố rơi vào tay quân Đức ngày 26 tháng 8, sau đó ông hoạt động như một chính ủy. Tháng 10, Brezhnev được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị (tương đương Chính ủy Phương diện quân) cho Phương diện quân Nam, với cấp bậc Chính ủy Lữ đoàn.
    Năm 1942, khi Ukraina bị quân Đức chiếm, Brezhnev được gửi tới Kavkaz làm Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị Phương diện quân Ngoại Kavkaz. Cấp bậc của ông cũng được chuyển thành Đại tá. Tháng 4 năm 1943, ông trở thành Chính ủy Tập đoàn quân 18 với cấp bậc Thiếu tướng. Cuối năm ấy, Tập đoàn quân được phiên chế cho Phương diện quân Ukraina 1, khi Hồng Quân giành lại thế chủ động và tiến về phía tây qua Ukraina. Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị của Phương diện quân là Nikita Khrushchev, người về sau trở thành người đỡ đầu chính cho sự nghiệp của Brezhnev. Vào cuối cuộc chiến ở châu Âu, Brezhnev là Ủy viên Hội đồng quân sự phụ trách chính trị của Phương diện quân Ukraina 4 tiến vào Praha sau khi Đức đầu hàng.
    Tháng 8 năm 1946, Brezhnev rời Hồng quân với cấp bậc Thiếu tướng. Trong toàn bộ cuộc chiến ông luôn làm Chính ủy chứ không phải là một chỉ huy quân sự. Sau khi làm việc tại các dự án tái thiết ở Ukraina ông một lần nữa trở thành Bí thư thứ nhất tại Dnipropetrovsk. Năm 1950, ông trở thành Phó chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, cơ quan lập pháp cao nhất nước. Cuối năm ấy ông được chỉ định làm Bí thư thứ nhất của Đảng tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia, đã bị thôn tính từ Romania[cần dẫn nguồn]và đang được sáp nhập vào Liên Xô. Năm 1952, ông trở thành một thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản và được giới thiệu như một ứng cử viên vào Đoàn chủ tịch (trước kia là Bộ chính trị).

    [sửa]Quan hệ Brezhnev và Khrushchev

    Đảng Cộng sản
    Liên Xô

    КПСС.svg
    Cổng tri thức: Chủ nghĩa cộng sản



    Hộp này: xem • thảo luận • sửa
    Brezhnev gặp Nikita Khrushchev năm 1931, một thời gian ngắn sau khi vào Đảng. Ông trở thành người được Khrushchev bảo trợ và tiếp tục thăng tiến của các cấp bậc lãnh đạo. Ông là Bí thư thứ nhất của Đảng tại Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia từ ngày 3 tháng 11 năm 1950 tới 16 tháng 4 năm 1952. Với tư cách Bí thư thứ nhất Đảng cộng sản Moldavia, Brezhnev loại trừ và trục xuất hàng nghìn người sắc tộc Romania khỏi Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldaviavà thực hiện việc tập thể hóa bắt buộc. Trong thời Brezhnev ở đây, ông chịu trách nhiệm việc chuyển 25 vạn người khỏi Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia tới các vùng khác của Liên Xô.
    Stalin chết tháng 3 năm 1953, và trong tiến trình tái tổ chức sau khi Đoàn chủ tịch bị xoá bỏ và một Bộ chính trị nhỏ hơn được tái lập. Dù Brezhnev không được làm một thành viên Bộ chính trị, ông được chỉ định làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Hồng quân và Hải quân với cấp bậc Trung tướng, một chức vụ rất cao cấp. Đây có lẽ bởi quyền lực mới của người đỡ đầu cho ông Khrushchev, đã thành công trong việc lên thay thế Stalin trở thành Tổng bí thư Đảng. Ngày 7 tháng 5 năm 1955, ông trở thành Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Kazakh, cũng là một chức vụ quan trọng.
    Tháng 2 năm 1956, Brezhnev được gọi về Moskva, đưa lên làm Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị và chịu trách nhiệm kiểm soát ngành công nghiệp quốc phòng, chương trình không gian, công nghiệp nặng, và xây dựng thủ đô. Khi ấy ông là một thành viên cao cấp trong bộ máy của Khrushchev, và vào tháng 6 năm 1957, ông ủng hộ Khrushchev trong cuộc đấu tranh của ông này với nhóm thân Stalin trong giới lãnh đạo đảng, cái gọi là "Nhóm Chống Đảng" do Vyacheslav MolotovGeorgy MalenkovLazar Kaganovich cũng như Dmitri Shepilov đứng đầu. Sau khi đánh bại nhóm đảng viên già, Brezhnev trở thành một Ủy viên chính thức của Bộ chính trị. Tháng 5 năm 1960, ông được bầu làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao, khiến ông được chỉ định làm nguyên thủ quốc gia dù quyền lực thực tế nằm trong tay Khrushchev với tư cách Tổng bí thư.
    Cho tới tận khoảng năm 1962, chức vụ của Khrushchev là lãnh đạo Đảng vẫn vững chắc, nhưng khi già thêm ông trở nên thất thường và cách lãnh đạo của ông khiến ông mất lòng tin trong giới lãnh đạo. Các vấn đề kinh tế ngày càng nghiêm trọng của Liên Xô cũng làm gia tăng sức ép lên chức vụ lãnh đạo của Khrushchev. Bề ngoài, Brezhnev vẫn hoàn toàn trung thành với Khrushchev, nhưng, vào năm 1963, ông tham gia vào một âm mưu loại bỏ Khrushchev, có lẽ theo một số nguồn tin chính là người tổ chức âm mưu, như lời kể của Gennadii Voronov[6].Alexey KosyginNikolay PodgornyAlexander Shelepin và một số quan chức cao cấp khác cũng tham dự vào kế hoạch. Năm ấy Brezhnev kế vị Frol Kozlov, một người được đỡ đầu khác của Khrushchev, làm Bí thư thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, khiến ông trở thành người có khả năng kế vị Khrushchev.
    Ngày 14 tháng 10 năm 1964, khi Khrushchev đang đi nghỉ, những người âm mưu hành động. Brezhnev và Podgorny triệu tập Bộ chính trị, lên án Khrushchev về những sai lầm trong kinh tế, buộc tội ông là người duy ý chí và có cách cư xử không đúng đắn. Bị ảnh hưởng bởi đồng minh của Brezhnev, các Ủy viên Bộ chính trị bỏ phiếu loại bỏ Khrushchev. Brezhnev được chỉ định làm Bí thư thứ nhất của Đảng; Aleksey Kosygin được chỉ định làm Thủ tướng, và Anastas Mikoyan trở thành lãnh đạo nhà nước (Năm 1965 Mikoyan nghỉ hưu và được thay thế bởi Podgorny).

    [sửa]Lãnh đạo Đảng


    Richard Nixon và Brezhnev gặp gỡ tại Nhà Trắng, 19 tháng 6 năm 1973

    Gerald Ford và Brezhnev gặp gỡ tại Vladivostok, tháng 11 năm 1974
    Trong những năm Khrushchev nắm quyền, Brezhnev đã ủng hộ việc lên án cầm quyền độc đoán của Stalin, việc hồi phục cho nhiều nạn nhân của những cuộc thanh trừng, và sự tự do hóa một cách thận trọng dành cho tới trí thức Liên Xô và chính sách văn hóa của Khrushchev. Nhưng ngay khi lên làm lãnh đạo, Brezhnev bắt đầu đảo ngược quá trình này, và phát triển một thái độ ngày càng trở nên bảo thủ và mang tính đàn áp. Trong một bài phát biểu vào tháng 5 năm 1965 để kỷ niệm lần thứ 20 ngày chiến thắng Phát xít Đức, Brezhnev đã lần đầu tiên đề cập tới Stalin một cách tán dương. Tháng 4 năm 1966, ông nắm chức danh Tổng bí thư, từng là chức danh của Stalin cho tới năm 1952. Phiên toà xử các tác gia Yuri Daniel và Andrei Sinyavskynăm 1966 — phiên toà đầu tiên kiểu những phiên tòa thời Stalin — đã đánh dấu sự đảo ngược với chính sách đàn áp văn hóa. Về sau, dưới thời Yuri Andropov, cơ quan an ninh nhà nước (KGB) đã có lại hầu hết quyền lực từng có thời Stalin, dù không có những cuộc thanh trừng như kiểu thập niên 1930 và 1940.
    Cuộc khủng hoảng đầu tiên của chế độ Brezhnev xảy ra năm 1968, với nỗ lực của giới lãnh đạo Cộng sản tại Tiệp Khắc, dưới quyền Alexander Dubček, để tự do hóa hệ thống Cộng sản (xemMùa xuân Praha). Vào tháng 7, Brezhnev công khai lên án giới lãnh đạo Tiệp Khắc là "xét lại" và "chống Xô viết" và, vào tháng 8, ông tổ chức một cuộc xâm lược Tiệp Khắc của Khối Hiệp ước Warsaw, và lật đổ Dubček. Cuộc xâm lược dẫn tới nhiều cuộc phản đối công khai của những người bất đồng ở Liên Xô. Sự xác nhận của Brezhnev rằng Liên Xô có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các nước vệ tinh của mình để "bảo vệ chủ nghĩa xã hội" đã bắt đầu được gọi là Học thuyết Brezhnev, dù nó thực tế là một sự trình bày lại của chính sách Xô viết đã tồn tại, như Khrushchev đã thể hiện tại Hungary năm 1956.
    Dưới thời Brezhnev, quan hệ với Trung Quốc tiếp tục xấu đi, sau cuộc chia rẽ Trung-Xô và tan vỡ đầu thập niên 1960. Năm 1965, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai tới thăm Moskva để đàm phán, nhưng không có giải pháp nào cho sự xung đột. Năm 1969, giữa quân đội Liên Xô và Trung Quốc xảy ra một loạt các cuộc va chạm dọc biên giới trên sông Ussuri. Brezhnev cũng tiếp tục sự ủng hộ của Liên Xô cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong cuộc Chiến tranh Việt Nam. Năm 1962, Brezhnev trở thành công dân danh dự của Belgrade.[7] Ngày 22 tháng 1 năm 1969, một sĩ quan Liên Xô, Viktor Ilyin, đã tìm cách ám sátBrezhnev.[8]
    Tuy nhiên, sự tan băng trong quan hệ Trung-Mỹ bắt đầu từ năm 1971, đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quan hệ quốc tế. Để ngăn chặn sự hình thành một liên minh Mỹ-Trung chống Liên Xô, Brezhnev đã mở một vòng đàm phán mới với Hoa Kỳ. Tháng 5 năm 1972, Tổng thống Richard Nixon tới thăm Moskva, và hai nhà lãnh đạo đã ký Hiệp ước Giới hạn Vũ khí Chiến lược (SALT I), đánh dấu sự khởi đầu của thời kỳ "détente" (giảm căng thẳng). Tháng 1 năm 1973, Mỹ chính thức chấm dứt tham dự vào cuộc Chiến tranh Việt Nam, loại bỏ một chướng ngại quan trọng cho quan hệ Xô-Mỹ. Tháng 5, Brezhnev tới thăm Tây Đức, và, vào tháng 6, ông có một chuyến thăm cấp nhà nước tới Hoa Kỳ.
    Đỉnh cao của thời kỳ giảm căng thẳng thời Brezhnev là việc ký kết Điều khoản Helsinki Cuối cùng năm 1975, công nhận các biên giới thời hậu chiến ở đông và trung Âu và, trên thực tế, hợp pháp hóa sự bá chủ của Liên Xô trong vùng. Đổi lại, Liên Xô đồng ý rằng "các nhà nước liên quan sẽ tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do nền tảng, gồm tự do tư tưởng, tự do lương tâm, tự do tôn giáo hay tín ngưỡng, cho tất cả mọi người không phân biệt sắc tộc, giới tính, ngôn ngữ hay tôn giáo". Nhưng những điều này không bao giờ trở thành hiện thực, và sự chống đối chính trị với quá trình giảm căng thẳng tăng lên tại Mỹ khi những mong đợi lạc quan về sự "giảm căng thẳng" không xảy ra bởi không có bất kỳ sự tự do hóa nào bên trong Liên Xô và các quốc gia vệ tinh của nó. Vấn đề quyền di cư cho người Do Thái Liên Xô ngày càng trở thành trở ngại cho quan hệ Xô-Mỹ. Một hội nghị thượng đỉnh giữa Brezhnev và Tổng thốngGerald Ford tại Vladivostok tháng 11 năm 1974 đã không thể giải quyết các vấn đề. (xem Sửa đổi Jackson-Vanik)

    Leonid Brezhnev và Gerald Ford kýtuyên bố chung về Hiệp ước SALT tại Vladivostok
    Trong thập niên 1970, Liên Xô đã đạt tới đỉnh cao quyền lực chính trị và chiến lược trong quan hệ với Hoa Kỳ. Hiệp ước SALT I đã hình thành một cách có hiệu quả sự cân bằng về vũ khí hạt nhân giữa hai siêu cường, Hiệp ước Helsinki hợp pháp hóa tầm ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Âu, và thất bại của Hoa Kỳ tại Việt Nam và vụ Watergate làm suy yếu danh tiếng của Mỹ. Dưới sự chỉ huy của Đô đốc Sergei Gorshkov, Liên Xô lần đầu tiên cũng trở thành một cường quốc hải quân thế giới. Liên Xô mở rộng quan hệ ngoại giao và ảnh hưởng chính trị tới Trung Đông và châu Phi. Đồng minh của Liên Xô, Cuba, đã can thiệp quân sự thành công vào cuộc nội chiến Angola năm 1975 và sau đó vào cuộc Chiến tranh Ogaden năm 1977-78 giữa Ethiopia vàSomalia. Sự can thiệp quân sự của Liên Xô là tối thiểu, nhưng các vũ khí và cố vấn quân sự của họ đã tham gia vào các cuộc xung đột này cùng các lực lượng Cuba.
    Trong giai đoạn này, Brezhnev đã củng cố vị trí của mình. Tháng 6 năm 1977, ông buộc Podgorny nghỉ hưu và một lần nữa trở thành Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô, biến chức vụ này trở thành tương đương với chức vụ của một tổng thống hành pháp. Tuy Kosygin vẫn là Thủ tướng chỉ một thời gian ngắn sau khi ông chết năm 1980, Brezhnev rõ ràng là người thống trị ban lãnh đạo từ năm 1977 trở về sau. Tháng 5 năm 1976, ông tự phong mình làm Nguyên soái Liên Xô, "Nguyên soái chính trị" đầu tiên từ thời Stalin. Bởi Brezhnev chưa bao giờ giữ chức chỉ huy quân sự, hành động này đã làm dấy lên sự phản đối trong giới chỉ huy chuyên nghiệp, nhưng quyền lực và ảnh hưởng của họ dưới thời Brezhnev đảm bảo rằng họ luôn ủng hộ ông. Cũng trong thời gian này sức khoẻ Brezhnev bắt đầu có dấu hiệu giảm sút.

    [sửa]Vụ việc máy bay

    Ngày 9 tháng 2 năm 1961 khi Brezhnev (khi ấy là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Tối cao) đang trên đường tới Cộng hòa Guinea trong một chuyến viếng thăm cấp nhà nước, chiếc IL-18 đã bị tấn công bởi một số chiếc máy bay chiến đấu của Pháp. Phi công Boris Bugaev đã thoát khỏi thành công vụ tấn công.[9]

    [sửa]Kinh tế trì trệ

    Bài chi tiết: Trì trệ Brezhnev
    Cả quyền lực của Liên Xô trên bình diễn quốc tế và quyền lực trong nước của Brezhnev đều dựa trên một nền kinh tế mạnh. Nhưng nông nghiệp Liên Xô dần không thể đáp ứng cho số dân thành thị, chỉ đủ cung cấp cho tiêu chuẩn sống mà chính phủ hứa hẹn là những kết quả của "chủ nghĩa xã hội" đã trưởng thành, và khả năng công nghiệp cũng dựa vào đó.
    Những yếu tố đó cộng với sự chạy đua vũ trang trong nửa sau thập niên 1970. Những khoản chi tiêu khổng lồ cho các lực lượng vũ trang vào những dự án đầy tham vọng như chương trình vũ trụ hay tuyến Đường sắt Baikal Amur, càng trở nên nặng nề hơn với nhu cầu nhập khẩu ngũ cốc với giá cao, làm giảm khả năng đầu tư vào hiện đại hóa công nghiệp hay cải thiện các tiêu chuẩn sống. Hậu quả là một nền "kinh tế phi chính thức" lớn (xem Thị trường Đen) để cung cấp nhu cầu cho một nền kinh tế hạn chế về hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ. Điều này, cộng với những vấn đề chưa được giải quyết của nạn tham nhũng trong giới lãnh đạo địa phương, làm giảm sự ủng hộ của dân chúng cho Brezhnev. Nhiều quan chức cao cấp bị đem ra xét xử về các vấn đề tham nhũng ngay khi Yuri Andropovkế vị Brezhnev.

    Carter và Brezhnev ký Hiệp ước SALT II, 18 tháng 6 năm 1979, tại Vienna

    [sửa]Những năm cuối cùng

    Những năm cuối cùng thời kỳ cầm quyền của Brezhnev đặc điểm ở sự sùng bái cá nhân ngày càng tăng. Ông nổi tiếng là người thích huân chương (tổng cộng ông nhận được 114 chiếc), và vào tháng 12 năm 1976, nhân ngày sinh lần thứ 70 ông được trao huân chương Anh hùng Liên Xô, giải thưởng cao nhất của nhà nước, thường được trao cho người có thành tích lớn phục vụ nhà nước và xã hội. Brezhnev được nhận giải thưởng này, cùng với Huân chương Lenin vàHuân chương Sao Vàng, ba lần nữa trong những ngày sinh nhật ông. Brezhnev cũng được traoHuân chương Chiến thắng, huân chương cao nhất của quân đội Liên Xô, năm 1978, trở thành người duy nhất được nhận nó sau Thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, những huân chương dành cho Brezhnev đã gây ra một cuộc tranh cãi năm 1989, cho rằng ông không đáp ứng các tiêu chuẩn để được nhận chúng.
    Những giải thưởng quân sự ông được nhận với thành tích tham gia vào một khoảng thời gian ít được biết tới trong Thế chiến thứ hai, khi một nhóm lính thủy Liên Xô ngăn chặn một nỗ lực của Đức nhằm tiêu diệt cứ điểm của Liên Xô, có tên hiệu Malaya Zemlya, trên bờ Biển Đen gần Novorossiysk. Đầu những năm 1980, cuốn sách của Brezhnev về sự kiện này, cùng với những cuốn sách khác của ông, về Chiến dịch Virgin Lands[10] và về những công việc tái thiết ngành công nghiệp Ukraina thời hậu chiến, đã được dịch sang hai chục thứ tiếng (gồm cả tiếng Do Thái[11]) và trở thành (ít nhất trên báo chí) tài liệu nghiên cứu bắt buộc cho mọi trường học Liên Xô. Hiện mọi người tin rằngBản mẫu:By whom những cuốn sách được viết ra bởi một số "người viết thuê" của ông. Với sự thúc giục của Brezhnev - hay để tâng bốc vị lãnh đạo già - giai đoạn Malaya Zemlya được đề cao thêm: một bộ phim đã được sản xuất, với một bài hát của Aleksandra Pakhmutova.
    Tuy nhiên, không giống như sự sùng bái cá nhân của Stalin, sự sùng bái dành cho Brezhnev được đa số người coi làBản mẫu:By whom rỗng tuếch và trơ tráo[cần dẫn nguồn], và, vì không có một cuộc thanh trừng, để có thể buộc mọi người phải kính trọng hay sợ hãi, nó đã không được đón nhận và bị hờ hững[cần dẫn nguồn]. Ta không biết liệu Brezhnev có biết về điều này không, bởi ông thường bận rộn với các cuộc họp thượng đỉnh quốc tế (như hiệp ước SALT II, được ký với Jimmy Carter vào tháng 6 năm 1979), và thường lãnh đạo các vấn đề quan trọng trong nước. Chúng được trao cho những người phụ tá của ông, một số trong số họ, như người chịu trách nhiệm lãnh đạo nông nghiệp Mikhail Gorbachev, dần tin tưởng rằng một cuộc cách mạng từ nền móng là cần thiết. Tuy nhiên, không có âm mưu nào trong giới lãnh đạo chống lại Brezhnev, và ông được phép dần rút khỏi quyền lực khi sức khoẻ sút giảm. Tình trạng sức khoẻ kém của ông hiếm khi – hay thậm chí không bao giờ  – được đề cập trên báo chí Liên Xô, nhưng thực tế đã trở nên rõ ràng với sự vắng mặt của ông trong các sự kiện công khai và với tình trạng ngày càng xấu đi về kinh tế và chính trị.
    Trong số di sản của Brezhnev để lại cho những người kế nhiệm ông là quyết định can thiệp vào Afghanistan năm 1979, nơi một chế độ cộng sản đang chiến đấu với các chiến binh nổi dậy Hồi giáo được Hoa Kỳ viện trợ và các lực lượng khác nhằm giành quyền lực. Quyết định này không phải do Bộ chính trị đưa ra, mà chỉ trong bộ máy riêng của Brezhnev tại một cuộc họp không chính thức. Nó dẫn tới sự kết thúc bất ngờ của thời kỳ giảm căng thẳng, với việc áp đặt cấm vận lương thực của Hoa Kỳ, càng làm các vấn đề kinh tế của Liên Xô thêm nghiêm trọng.
    Tháng 3 năm 1982, Brezhnev bị một cơn nhồi máu cơ tim nghiêm trọng, và sau đó, dần phải đấu tranh để giữ lấy quyền lực.

    [sửa]Cái chết và di sản

    Tới giữa thập niên 1970 "một trong những đồng minh thân cận nhất của ông là một y tá của KGB, người cung cấp cho ông liên tục hàng đống thuốc mà không cần hỏi ý kiến các bác sĩ"[12]. Ông trở nên phụ thuộc vào ma túy trong thuốc ngủ nembutal[13] và chết vì nhồi máu cơ tim ngày 10 tháng 11 năm 1982. Ông được vinh danh với một trong những lễ tang lớn và trang trọng nhất thế giới. Một lễ quốc tang bốn ngày được thông báo. Xác ông được đặt trong một quan tài mở trong Tòa nhà các Liên đoàn Thương mại tại Moskva. Bên trong các bức tường, những người đưa tang đi lên theo một cầu thang đá mable bên dưới những chùm đèn phủ vải đen. Trên bệ, giữa một vườn hoa lớn, một dàn nhạc giao hưởng đầy đủ mặc áo đuôi tôm đen chơi các bản nhạc cổ điển. Thân xác mang tính biểu tượng của Brezhnev, mặc đồ đen, áo sơ mi trắng và cà vạt đen-đỏ, nằm trong một quan tài mở với các hàng hoa cẩm chướnghoa hồng đỏ và hoa tulip, đối diện với một hàng dài những người đưa tang. Ngay bên phải phòng tang lễ, phía trước những hàng ghế dành cho gia đình của vị lãnh đạo, vợ ông Viktoria, ngồi cùng với hai người con, Galina và Yuri.
    Sau đó, vào ngày 15 tháng 11 ngày sau buổi tang lễ, các lớp học tại các trường học và trường đại học được cho nghỉ và mọi tuyến đường vào Moskva đều bị chặn lại. Buổi lễ được truyền hình trên mọi kênh. Chiếc quan tài được xe bọc thép đưa tới Quảng trường Đỏ. Khi quan tài tới giữa Quảng trường Đỏ nó được đưa ra khỏi xe, và với nắp mở, nó được đặt trên một bệ phủ vải đỏ đối diện vớiLăng Lenin. Từ phía trên Lăng Lenin hàng loạt những lời tán tụng được Tổng bí thư Andropov, Bộ trưởng quốc phòng Dmitriy Ustinov, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Anatoli Alexandrov và một người công nhân đọc lên. Sau đó các thành viên Bộ chính trị từ trên lễ đài bước xuống, và những người quan trọng nhất trong số họ, AndropovChernenko và Gromyko đứng bên trái và Thủ tướng Nikolai Tikhonov, Bộ trưởng Quốc phòng Dimitry Ustinov và lãnh đạo Đảng tại Moskva Grishin đứng bên phải, cùng mang chiếc quan tài mở tới một bệ phía sau lăng, trong Nghĩa trang Bức tường Điện Kremlin. Đúng 12:45 chiều quan tài của Brezhnev được hạ huyệt với tiếng kèn rền vang, cùng với những tiếng còi báo động, những tiếng còi nhà máy, và tiếng súng.
    Sau khi Brezhnev chết, thành phố Naberezhnye Chelny ở châu thổ Sông Volga được đổi tên thành "Brezhnev" để vinh danh ông.[14]Tuy nhiên, chưa tới 5 năm sau, cái tên cũ lại được phục hồi. [15] Một khu vực phía ngoài Moskva, Quận Cây Anh đào (Cheryomushky Rayon), được đổi lại tên cũ của nó, từ tên Quảng trường Hồng binh.[15].

    Tượng đài L. I. Brezhnev tại Novorossissk
    Brezhnev đã cầm quyền ở Liên Xô lâu hơn bất kỳ một người nào khác trừ Stalin. Ông bị chỉ trích vì một giai đoạn trì trệ kéo dài được gọi là 'Trì trệ Brezhnev', trong đó những vấn đề nền tảng của nền kinh tế bị bỏ qua và hệ thống chính trị Liên Xô được cho phép suy tàn. Sự can thiệp vào Afghanistan, là một trong những quyết định lớn nhất trong sự nghiệp của ông, cũng làm suy yếu một cách nghiêm trọng vị thế quốc tế và sức mạnh bên trong của Liên Xô. Về thành tựu của Brezhnev, có thể nói rằng Liên Xô đã đạt tới mức độ quyền lực, ảnh hưởng ở mức chưa từng có và sẽ không bao giờ lặp lại, xã hội cũng yên tĩnh trong thời cầm quyền của ông. Một cuộc điều tra của Public Opinion Foundation tiến hành năm 2006 cho thấy 61% người Nga coi thời kỳ Brezhnev là tốt cho đất nước.[16] Một cuộc nghiên cứu của VTsIOM năm 2007 cho thấy hầu hết người Nga muốn sống ở thời kỳ Brezhnev hơn ở bất kỳ giai đoạn nào khác trong lịch sử Nga thế kỷ 20[17]. Hơn nữa, không giống người tiền nhiệm là Khrushchev, ông là một nhà đàm phán có tài về các vấn đề ngoại giao. Nhiệm vụ nỗ lực cải cách hệ thống đó sau thời gian cầm quyền của ông phải mất 3 năm nữa mới được nhà cải cách Gorbachev tiếp tục thực hiện.
    Brezhnev sống ở số 26 Kutuzovsky Prospekt, Moskva. Trong những kỳ nghỉ, ông cũng sống tạiGosdacha của mình tại Zavidovo. Ông cưới Viktoria Petrovna (1912-1995). Những năm cuối đời bà sống cô đơn, bị mọi người bỏ rơi. Bà bị tiểu đường trong một thời gian dài và hầu như mù ở cuối đời. Bà có một con gái, Galina Brezhneva (chính thức, là một phóng viên báo chí) (1929-1998), và một con trai, Yuri (born 1933) (một quan chức thương mại). Con trai của Yuri, Andrei Brezhnev (sinh năm 1961), đã buộc tội Đảng Cộng sản Liên bang Nga đang chệch hướng khỏi tư tưởng cộng sản và phát động một Phong trào Cộng sản Toàn Nga cuối thập niên 1990 nhưng không thành công. [18]

    [sửa]Trong văn hoá đại chúng

    • Hình vẽ nổi tiếng với Brezhnev đang say đắm hôn nhà lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker trong một bức bích hoạ trào phúng với tiêu đề "Cái hôn của những người anh em" trên Bức tường Berlin, do nghệ sĩ Dmitri Vrubel thực hiện.

    [sửa]

    Yuri Vladimirovich Andropov

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    (đổi hướng từ Yuri Andropov)
    Yuri Vladimirovich Andropov
    Ю́рий Влади́мирович Андро́пов
    Jurij Andropov (Bundesarchiv).JPG
    Nhiệm kỳ12 tháng 11 năm 1982 – 9 tháng 2 năm1984
    Tiền nhiệmLeonid Brezhnev
    Kế nhiệmKonstantin Chernenko
    Nhiệm kỳ6 tháng 6 năm 1983 – 9 tháng 2 năm1984
    Tiền nhiệmVasily Kuznetsov (quyền)
    Kế nhiệmVasily Kuznetsov (quyền)
    Nhiệm kỳ1967 – 1982
    Tiền nhiệmVladimir Semichastny
    Kế nhiệmVitaly Fyodorchuk
    ĐảngĐảng Cộng sản Liên Xô
    Sinh15 tháng 61914
    Stavropol, khi ấy thuộc Đế chế Nga
    Mất9 tháng 21984 (69 tuổi)
    MoskvaCộng hòa XHCN Liên bang Nga
    Tôn giáoVô thần
    Vợ hay chồngTatyana Andropova (mất tháng 11 năm 1991)
    Yuri Vladimirovich Andropov (tiếng NgaЮ́рий Влади́мирович Андро́повYuriy Vladimirovich Andropov) (15 June [ 2 June] năm 1914 – 9 tháng 2 năm 1984) là một chính trị gia Liên Xô và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô từ ngày 12 tháng 11 năm 1982 tới khi ông qua đời mười lăm tháng sau đó.

    Mục lục

      [ẩn

    [sửa]Tuổi trẻ

    Yuri Vladimirovich Andropov là con trai của một cán bộ đường sắt Vladimir Konstantinovich Andropov, người từng là một thành viên của gia đình quý tộc Don Cossack.[1] Mẹ ông là Yevgenia Karlovna Fleckenstein, con gái của một doanh nhân người Moskva giàu có, Karl Franzovich Fleckenstein, một người Nga gốc Đức từVyborg.[2] Một quý tộc và cũng là nhà cách mạng tên gọi Sergei Vasilevich Andropov (1873-1955) là một người họ hàng của ông.[3]
    Ông được giáo dục tại Trường Kỹ thuật Giao thông Thuỷ Rybinsk trước khi gia nhập đoàn thanh niên cộng sản Komsomol năm 1930. Ông trở thành một thành viên củaĐảng Cộng sản năm 1939 và là Thư ký thứ nhất Uỷ ban Trung ương Komsomol tại Cộng hoà Xô viết Karelo-Phần Lan từ năm 1940 đến năm 1944. Trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Andropov tham gia vào các hoạt động chiến tranh du kích. Từ năm 1944 trở về sau, ông rời Komsomol để sang hoạt động trong đảng. Năm 1947 ông được bầu làm Thư ký thứ hai của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản (bolshevik) Cộng hòa Xô viết Karelo-Phần Lan.[4] Ông tới Moscow năm 1951 và gia nhập ban thư ký đảng. Năm 1954, ông trở thành đại sứ Liên xô tại Hungary.

    [sửa]Dập tắt cuộc nổi dậy tại Hungary

    Năm 1954, Andropov trở thành Đại sứ Liên Xô tại Hungary và giữ chức vụ này trong cuộc nổi dậy của người Hungary. Sau các sự kiện này, Andropov rơi vào một tình trạng "rắc rối Hungary", theo nhà sử học Christopher Andrew: "ông đã theo dõi một cách sợ hãi từ các cửa sổ đại sứ quán những sĩ quan an ninh Hungary bị căm ghét đang bị treo cổ lên các cột đèn. Andropov bị ám ảnh trong suốt cuộc đời về tốc độ mà một nhà nước độc đảng cộng sản hùng mạnh bắt đầu bị lật đổ. Khi những chế độ cộng sản khác sau này dường như gặp nguy cơ - tại Praha năm 1968tại Kabul năm 1979tại Warsaw năm 1981, ông tin tưởng rằng, như tại Budapest năm 1956, chỉ lực lượng vũ trang mới có thể đảm bảo sự tồn tại của chúng"[5]
    Andropov đóng vai trò quan trọng trong việc trấn áp cuộc nổi dậy Hungary. Ông đã thuyết phục Nikita Khrushchev khi ấy đang do dự rằng một sự can thiệp quân sự là cần thiết.[5] Mặt khác, ông lại nói với Imre Nagy và những nhà lãnh đạo Hungary khác rằng chính phủ Liên Xô sẽ không tấn công Hungary ngay khi cuộc tấn công sắp diễn ra. Các lãnh đạo Hungary bị bắt giữ và Nagy bị hành quyết.

    [sửa]Giám đốc KGB

    Andropov quay trở lại Moskva để lãnh đạo Sở Liên lạc với các Đảng Cộng sản và Cong nhân tại các Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (1957–1967). Năm 1961, ông được bầu làm thành viên đầy đủ của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô và được thăng chức Thư ký Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô năm 1962. Năm 1967, ông được ngừng các công việc trong Uỷ ban Trung ương và được chỉ định làm lãnh đạo KGB theo đề xuất của Mikhail Suslov.

    [sửa]Trấn áp phong trào Mùa xuân Prana

    Trong các sự kiện Mùa xuân Praha tại Tiệp Khắc, Andropov là người đề xướng chính cho các "biện pháp cực đoan". Ông đã ra lệnh tạo ra những thông tin tình báo giả không chỉ để công bố ra công chúng, mà cho cả Bộ chính trị Liên xô. "KGB tạo ra sự sợ hãi rằng Tiệp Khắc có thể trở thành một nạn nhân của sự gây hấn của NATO hay một cuộc đảo chính".[5] Ở thời điểm này, sĩ quan tình báo Liên Xô Oleg Kalugin thông báo từ Washington rằng ông đã tiếp cận được "những tài liệu rất đáng tin cậy cho thấy cả CIA cũng như bất cứ một cơ quan nào khác không xúi giục phong trào cải cách Tiệp Khắc".[5] Tuy nhiên, thông tin của ông đã bị huỷ bỏ bởi nó trái ngược với lý thuyết âm mưu do Andropov tạo ra.[5] Andropov đã ra lệnh một số biện pháp tích cực, được gọi là chiến dịch PROGRESS, chống những nhà cải cách Tiệp Khắc.

    [sửa]Trấn áp phong trào bất đồng tại Liên Xô

    Cá nhân Andropov bị ám ảnh với "việc tiêu diệt phong trào bất đồng dưới mọi hình thức của nó" và luôn nhấn mạnh rằng "cái gọi là cuộc đấu tranh cho nhân quyền thực ra là một phần của âm mưu rộng lớn của chủ nghĩa đế quốc nhằm phá hoại nền tảng của nhà nước Xô viết".[5] Năm 1968 ông phát hành một chỉ thị của Chủ tịch KGB "Về những trách nhiệm của các cơ quan an ninh Nhà nước trong việc chiến đấu với sự phá hoại lý tưởng của kẻ địch", kêu gọi đấu tranh chống lại những người bất đồng và "những tên đế quốc quan thầy của chúng". Cuộc trấn áp dữ dội những người bất đồng[6][7] gồm các kế hoạch làm thương tật vũ công Rudolf Nureyev, người đã đào tẩu năm 1961.
    Năm 1973, Andropov hoàn toàn trở thành một thành viên của Bộ chính trị. Andropov đóng vai trò quan trọng trong quyết định tiến đánh Afghanistan năm 1979. Ông nhấn mạnh vào cuộc tấn công, dù mong đợi rằng cộng đồng quốc tế sẽ lên án Liên Xô vì hành động này;[8]quyết định dẫn tới cuộc Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan (1979 - 1988).
    Andropov là chủ tịch lâu nhất của KGB và không từ chức vụ này cho mãi tới tháng 5 năm 1982, khi ông một lần nữa trở thành Thư ký kế vị Mikhail Suslov chịu trách nhiệm về các vấn đề ý thức hệ. Hai ngày sau khi Brezhnev qua đời, ngày 12 tháng 11 năm 1982, Andropov được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô là cựu lãnh đạo đầu tiên của KGB trở thành Tổng bí thư. Việc chỉ định ông bị phương Tây lo ngại, bởi những vai trò của ông trong KGB và tại Hungary. Ở thời điểm ấy, thông tin cá nhân của ông vẫn là một bí ẩn ở phương Tây, và nhiều tờ báo lớn in tiểu sử chi tiết của ông một cách mâu thuẫn và trong nhiều trường hợp là bịa đặt.[9]

    [sửa]Lãnh tụ Liên bang Xô viết

    Trong thời cầm quyền của mình, Andropov đã nỗ lực cải thiện nền kinh tế bằng cách tăng hiệu quả quản lý mà không thay đổi các nguyên tắc của kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trái với chính sách tránh xung đột và và gạt bỏ của Brezhnev, ông bắt đầu đấu tranh chống lại những sai phạm trong nguyên tắc đảng, nhà nước và lao động, dẫn tới những thay đổi nhân sự lớn. Trong 15 tháng cầm quyền, Andropov đã loại bỏ 18 bộ trưởng, 37 Bí thư thứ nhất của các Tỉnh ủy (Областной комитет - ОБКОМ), Khu ủy (Краевой комитетКРАЙКОМ) và Ủy ban Trung ương các Đảng Cộng sản tại các nước Cộng hoà Xô viết; những hồ sơ tội phạm ở những cấp bậc cao nhất của nhà nước bắt đầu bị xem xét. Lần đầu tiên, những thực tế về sự trì trệ kinh tế và những cản trở với sự phát triển khoa học được thông báo với công chúng và bị chỉ trích.[10]
    Trong chính sách đối ngoại, chiến tranh tiếp diễn tại Afghanistan. Thời gian cầm quyền của Andropov cũng được ghi dấu bởi sự xấu đi trong quan hệ với Hoa Kỳ. Những kế hoạch của Mỹ nhằm triển khai tên lửa Pershing ở Tây Âu nhằm đối phó các tên lửa SS-20 của Liên xô là vấn đề hay gây tranh cãi. Nhưng khi Paul Nitze, nhà đàm phán Mỹ, đề xuất một kế hoạch hoà giải cho những tên lửa hạt nhân tại châu Âu trong cuộc “đi bộ trong rừng” với nhà đàm phán Liên Xô Yuli Kvitsinsky, người Liên Xô không bao giờ trả lời.[11]Kvitsinsky sau này viết rằng, dù có những nỗ lực của riêng ông, phía Liên Xô không chú ý tới sự hoà giải, thay vào đó tính toán rằng các phong trào hoà bình ở phương Tây sẽ buộc người Mỹ phải nhượng bộ.[12] Tháng 8 năm 1983 Andropov đưa ra một thông báo gây xúc động rằng đất nước đã ngừng mọi công việc về các loại vũ khí trên vũ trụ. Một trong những hành động đáng chú ý nhất của ông trong thời gian ngắn làm lãnh đạo Liên Xô là viết thư trả lời một cô bé người Mỹ tên là Samantha Smith, mời cô bé tới Liên bang Xô viết. Kết quả là Smith trở thành một nhà hoạt động vì hoà bình nổi tiếng. Trong lúc ấy những cuộc đàm phán về kiểm soát các loại vũ khí hạt nhân tầm trung ở châu Âu giữa Liên bang Xô viết và Hoa Kỳ đã bị gián đoạn từ phía Liên Xô tháng 11 năm 1983 và tới cuối năm 1983, người Liên xô đã ngừng mọi cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí.[13]
    Căng thẳng thời Chiến tranh Lạnh gia tăng khi các máy bay chiến đấu Liên xô bắn hạ một chiếc máy bay phản lực chở khách, chuyến bay 007 của Korean Air Lines với toàn bộ 269 hành khách và phi hành đoàn, gồm cả một dân biểu từ Georgia, Larry McDonald. KAL 007 đã lạc vào không phận Liên xô ngày 1 tháng 9 năm 1983 trên đường từ Anchorage, Alaska tới Seoul, Hàn Quốc. Andropov đã được Bộ trưởng quốc phòng Dmitri Ustinov và lãnh đạo KGB Victor Chebrikov cố vấn giữ bí mật thực tế rằng Liên Xô đã giữ được "Hộp Đen" từ chiếc KAL 007. Andropov được khuyến khích phát biểu rằng Liên xô tham gia vào sự lừa gạt đó và họ cũng đang tìm kiếm chiếc KAL 007 và Hộp Đen. Andropov đồng ý với điều này và trò bịp đó kéo dài tới khi Boris Yeltsin giải mật vụ việc năm 1992.[14]
    Khi không còn có thể làm việc trong điện Kremlin hay tham dự các phiên họp của Bộ chính trị, từ tháng 9 năm 1983, ông theo cách điều hành cũ: ông sẽ đưa ra các ý tưởng cho những trợ lý và người viết diễn văn, sau đó họ sẽ chuẩn bị các 'ghi chú' cho Bộ chính trị.
    Vào ngày thứ 7 trước phiên họp toàn thể ngày thứ 3 của Uỷ ban Trung ương, Arkady Volsky, một trợ lý của Andropov, vào phòng của Andropov tại Bệnh viện Trung ương ở Kuntsevo để giúp ông soạn thảo một bài diễn văn. Andropov không đủ sức khoẻ dự phiên họp toàn thể và sẽ cử một người thay mặt đọc diễn văn tại Bộ chính trị. Những dòng cuối cùng của bài diễn văn nói rằng các thành viên của Uỷ ban Trung ương phải có cách cư xử đúng đắn, không tham nhũng và có trách nhiệm với đời sống đất nước. Sau đó Andropov đưa cho Volsky một cặp file với bản nháp cuối cùng và nói, "Bài diễn văn được rồi. Hãy chắc chắn rằng ông sẽ chú ý tới chương trình tôi đa viết". Bởi bác sĩ đã đưa ông ra xe, ông không có thời gian xem lại những gì mình đã viết. Sau đó, ông có một cơ hội để đọc nó và thấy rằng ở dưới trang cuối Andropov đã dùng mực thêm vào, bằng dòng chữ không ngay ngắn, một đoạn mới. Nó như sau: "Các thành viên của Uỷ ban Trung ương biết rằng vì một số lý do, tôi không thể tới phiên họp toàn thể. Tôi cũng không thể dự các phiên họp của Bộ chính trị hay ban thư ký. Vì thế, tôi tin rằng Mikhail Sergeyevich Gorbachev cần phải được trao trách nhiệm chủ tịch những cuộc họp của Bộ chính trị và ban thư ký (của Uỷ ban Trung ương)." Andropov đề xuất Gorbachev làm người thay thế mình. Volsky làm một bản photocopy tài liệu và đặt nó trong tủ an toàn của ông. Ông trao bản gốc cho ban lãnh đạo Đảng và được đảm bảo rằng nó sẽ được đọc tại phiên họp toàn thể. Nhưng tại cuộc họp cả Konstantin ChernenkoViktor GrishinNikolai TikhonovDmitriy Ustinov hay bất kỳ thành viên nào khác trong bộ chính trị đều không chú ý tới những ý định của Andropov. Volsky nghĩ rằng đã có một số sai sót gì đó: "Tôi tới chỗ Chernenko và nói, 'Có một đoạn thêm vào trong văn bản.' Ông nói, 'Đừng nghĩ gì về bất cứ sự thêm thắt nào.' Sau đó tôi thấy trợ lý của ông ta Bogolyubov và nói, 'Klavdy Mikhailovich, có một đoạn trong bài phát biểu của Andropov….' Ông ta giữ tôi bên cạnh và nói, 'Anh nghĩ anh là ai, một người khôn ngoan? Anh có nghĩ cuộc đời anh sẽ kết thúc với nó không?' Tôi nói, 'Trong trường hợp đó, tôi sẽ gọi điện cho Andropov.' Ông ta trả lời, 'Nếu thế đó sẽ là cuộc gọi cuối cùng của anh'". Andropov rất tức giận khi ông biết điều xảy ra tại phiên họp toàn thể, nhưng ông không thể làm gì nhiều. [15][16]
    Trong hồi ký của mình, Mikhail Gorbachev nhớ lại rằng khi Andropov là người lãnh đạo, ông và Nikolai Ryzhkov, chủ tịch Gosplan, đã yêu cầu Andropov được biết về các con số ngân sách thực. "Các vị hỏi quá nhiều đấy," ông trả lời. "Ngân sách không phải phần việc của các anh."

    [sửa]Qua đời và tang lễ

    Tháng 2 năm 1983, Andropov bị hỏng thận hoàn toàn. Tháng 8 năm 1983, ông vào nằm thường trực trong Bệnh viện Trung ương ở phía tây Moskva, nơi ông sống nốt cuộc đời mình. Những người trợ lý của ông lần lượt tới thăm ông trong bệnh viện thông báo những vấn đề quan trọng và các công việc giấy tờ.
    Ngay trước khi ông định đi tới Crimea, sức khoẻ của Andropov xấu đi nghiêm trọng. Andropov trở nên mệt mỏi, và phải nghỉ trên một chiếc ghế bằng đá granite trong bóng râm, toàn thân ông ớn lạnh, và ông anh chóng run lên một cách không thể kiểm soát.
    Những người duy nhất thường gặp ông là các thành viên Bộ chính trị Dmitry UstinovAndrey GromykoKonstantin Chernenko vàViktor Chebrikov.
    Hai tháng cuối cùng của cuộc đời Andropov ông không thể rời khỏi giường, ngoại trừ khi được nhấc vào một chiếc giường khác để thay tấm ga. Thân thể ông đã kiệt sức nhưng tinh thần còn minh mẫn.[cần dẫn nguồn] Trong những ngày cuối đời Andropov vẫn làm việc thậm chí với cả các công việc ít ý nghĩa như ký giấy tờ hay bày tỏ sự tán thành với các đề xuất của các trợ lý.
    Ngày 31 tháng 12 năm 1983 Andropov đón Năm mới lần cuối cùng. Vladimir Kryuchkov cùng với những người bạn khác tới thăm Andropov. Ông cảm thấy vui mừng khi các bác sĩ cho phép uống một cốc champagne. Họ ở lại với ông trong một tiếng rưỡi. Sau khi họ đã về, Andropov ở lại một mình cùng Kryuchkov và nói với ông ta rằng ông muốn chúc sức khoẻ và thành đạt tới mọi người bạn. Ở thời điểm đó Kryuchkov hiểu rằng Andropov sắp chết. Tháng 1, thủ tướng tương lai Nikolai Ryzhkov tới thăm Andropov. Andropov hôn ông và nói ông hãy về.
    Cuối tháng 1 năm 1984 sức khoẻ ông dần suy sụp khi tenure của ông bất thần tăng lên vì sự gia tăng chất độc trong máu, vì thế ông trải qua những giai đoạn bất tỉnh. Ngày 9 tháng 2 năm 1984, ngày cuối cùng của Andropov, y tá tới chỗ Boris Klukov, một trong các vệ sĩ của ông, và nói rằng ông không muốn ăn. Cô yêu cầu anh ta thuyết phục Andropov ăn. Klukov tới chỗ Andropov và nói với ông ta rằng ông phải ăn. Andropov cuối cùng đồng ý và họ cùng ăn. Sau đó, Boris Klukov rời căn phòng một lúc. Và sau nửa giờ bỗng nhiên có một cơn choáng bất thần. Các bác sĩ chạy tới phòng Andropov và vị trợ lý của giám đốc an ninh cũng ở đó. Klukov gọi những người trợ lý. Ông tới phòng Andropov, nhìn vào màn hình và thấy những nhịp đập nhẹ.[17] Andropov qua đời hôm đó lúc 16:50 tại bệnh viện. Một số ít lãnh đạo hàng đầu, không phải tất cả thành viên Bộ chính trị, được biết sự thực trong ngày hôm đó. Theo báo cáo y tế Liên xô, Andropov bị nhiều chứng bệnh: interstitial nephritisnephrosclerosis, residual hypertension và tiểu đường, càng trở nên nghiêm trọng hơn bởi thận của ông đã mất khả năng làm việc.
    Một lễ quốc tang bốn ngày được công bố. Bên trong nhà tang lễ, những người dự lễ tang đi lên theo một cầu thang bằng đá mable bên dưới những chùm đèn phủ vải đen. Trên bệ, giữa một vườn hoa lớn, một giàn nhạc giao hưởng đầy đủ mặc áo đuôi tôm đen chơi các bản nhạc cổ điển. Thân xác mang tính biểu tượng của Brezhnev, mặc đồ đen, áo sơ mi trắng và cà vạt đen-đỏ, nằm trong mộtquan tài mở với các hàng hoa cẩm chướnghoa hồng đỏ và hoa tulip, đối diện với một hàng dài những người đưa tang. Ngay bên phải phòng tang lễ, phía trước những hàng ghế dành cho gia đình của vị lãnh đạo, vợ ông Tatyana Filipovna với mái tóc đỏ trong một chiếc kẹp, ngồi cùng hai người con Igor và Irina.
    Ngày 14 tháng 2, tang lễ bắt đầu. Hai sĩ quan dẫn đoàn tang lễ, mang theo một bức chân dung lớn của ông, tiếp đó là một đoàn dài những vòng hoa đỏ. Sau đó những sĩ quan đội những chiếc mũ Astrakhan cao xuất hiện, mang theo 21 huân huy chương của vị lãnh đạo trong một chiếc đệm đỏ nhỏ. Phía sau họ, quan tài nằm trên một thân pháo được kéo bởi một chiếc xe trinh sát quân sự màu xanh. Ngay phía sau các thành viên gia đình Andropov, các thành viên Bộ chính trị, hầu như không thể phân biệt với nhau đều đội mũ lông thú và áo choàng với các dải băng đỏ trên tay, dẫn theo nhóm những người đưa tang chính thức cuối cùng. Khi quan tài tới giữa Quảng trường Đỏ, nó được đưa ra khỏi thân pháo và dược đặt trên một đòn đám ma đỏ đối diện Lăng Lenin. Đúng 12:45 chiều thứ 3, quan tài Andropov được hạ xuống đất với những tiếng kèn, tiếng còi báo động, tiếng còi nhà máy và những loạt súng tiễn biệt.
    Konstantin Chernenko trở thành người kế nhiệm ông.

    [sửa]Di sản

    Di sản của Andropov vẫn là một chủ đề được tranh cãi nhiều tại Nga và những nơi khác, cả trong giới học giả và trên truyền thông đại chúng. Ông vẫn là tâm điểm của những bộ phim tài liệu truyền hình đặc biệt tại những thời điểm kỷ niệm quan trọng. Với tư cách lãnh đạo KGB Andropov là người có thái độ cứng rắn với những người phản đối, và tác gia David Remnick, người phụ trách mảng củ đề Liên xô cho tờ Washington Post trong thập niên 1980, đã gọi Andropov là "tham nhũng tồi tệ, một con thú".[18] Alexander Yakovlev, sau này là một cố vấn của Mikhail Gorbachev và là nhà tư tưởng của perestroika, đã nói "Theo một cách tôi luôn nghĩ Andropov là người nguy hiểm nhất trong số họ, đơn giản bởi vì ông khôn ngoan hơn những người còn lại."[18] Tuy nhiên, chính Andropov đã gọi Yakovlev quay trở về giữ chức vụ cao cấp tại Moscow năm 1983 sau một giai đoạn lưu đày trên thực tế với tư cách đại sứ tại Canada sau khi tấn công vào chủ nghĩa sô vanh. Yakovlev cũng là một đồng nghiệp thân cận của trợ lý của Andropov vị Tướng KGB Yevgeny Primakov, sau này là Thủ tướng Nga.
    Theo thuộc cấp cũ của ông vị tướng Securitate Ion Mihai Pacepa,
    "Ở phương Tây, nếu Andropov được nhớ tới, là bởi việc ông trấn áp dữ dội sự đối đầu chính trị trong nước và vai trò của ông trong việc lập kế hoạch tấn công Tiệp Khắc năm 1968. Trái lại, những lãnh đạo của các cơ quan tình báo ở các nước thuộc Khối hiệp ước Warsaw cũ, khi tôi từng là một trong số họ, coi Andropov là người biến KGB thành cánh tay đắc lực giúp Đảng Cộng sản quản lý Liên Xô, và là người chỉ đạo các chiến dịch tung hoả mù trong thời kỳ mới của nước Nga với mục tiêu cải thiện những hình ảnh đã xấu đi rất nhiều của các lãnh đạo Liên Xô ở phương Tây."[19]
    Dù lập trường cứng rắn của Andropov trong cuộc nổi dậy tại Hungary năm 1956 và nhiều vụ trục xuất và mưu đồ mà ông phải chịu trách nhiệm trong thời gian lãnh đạo khá dài tại KGB, ông dần được nhiều nhà bình luận coi là một nhà cải cách nhân văn, đặc biệt khi so với tình trạng trì trệ và tham nhũng trong những năm cuối thời kỳ cầm quyền của người tiền nhiệm, Leonid Brezhnev. Andropov, "a throwback to a tradition of Leninist asceticism",[18] hoảng sợ trước tình trạng tham nhũng thời Brezhnev, và đã ra lệnh điều tra và bắt giữ những kẻ tham nhũng trắng trợn nhất. Những cuộc điều tra gây ra tình trạng sợ hãi đến nỗi nhiều thành viên trong nhóm của Brezhnev "shot, gassed or otherwise did away with themselves."[18] Chắc chắn ông được mọi người coi là nghiêng về biện pháp cải cách từ từ và có tính xây dựng hơn Gorbachev; hầu hết các suy đoán tập trung quanh việc liệu Andropov đã có thể cải cách Liên bang Xô viết theo một cách để không dẫn nó tới sự giải tán cuối cùng.
    Truyền thông phương Tây ưa thích Andropov bởi ông được cho là người đam mê âm nhạc và rượu whiskey của phương Tây.[20]. Tuy nhiên, chúng chỉ là những lời đồn đại không có căn cứ. Một điều cũng đáng nghi ngờ liệu Andropov có biết nói tiếng Anh hay không. *[3]

    Andropov và Wojciech Jaruzelski
    Trong thời gian làm lãnh đạo ngắn ngủi của mình, hầu hết ông đều ở trong tình trạng sức khoẻ yếu, khiến những người tham gia tranh luận không có lý lẽ chắc chắn về tình trạng của bất kỳ một sự kéo dài thời gian cầm quyền lý thuyết nào không. Như với thời gian cầm quyền ngắn của Lenin, các nhà phân tích có nhiều khoảng trống để ủng hộ các giả thuyết ưa chuộng của mình và phát triển sự sùng bái cá nhân nhỏ đã được hình thành xung quanh ông.[21]
    Andropov sống tại 26 Kutuzovski prospekt, cùng căn nhà mà Suslov và Brezhnev cũng ở. Đầu tiên ông cưới Nina Ivanovna. Bà sinh cho ông một người con trai và anh ta đã chết trong những hoàn cảnh bí ẩn hồi thập niên 1970. Năm 1983 bà bị chẩn đoán ung thư và trải qua một cuộc phẫu thuật thành công. Ông gặp người vợ thứ hai, Tatyana Filipovna, trong Thế chiến II tại Mặt trận Kareliankhi bà là một thư ký của Komsomol. Bà đã bị một cơn suy nhược thần kinh trong Sự kiện năm 1956 ở Hungary. Chỉ huy cận vệ của Andropov đã thông báo với Tatyana về cái chết của chồng minh. Bà đã bị tác động quá mạnh để có thể tham gia vào lễ tang và trong buổi lễ những người thân đã phải dìu bà đi. Trước khi quan tài Andropov được đóng lại. Bà đã chạm vào tóc ông và hôn ông một lần nữa. Năm 1985, một bộ phim dài 75 được phát sóng trong đó Tatyana (không xuất hiện trước công chúng từ sau lễ tang Andropov) đọc những bài thơ tình yêu do chồng mình viết. Tatyana ốm và qua đời tháng 11 năm 1991. Andropov có một con trai, Igor (chết tháng 6 năm 2006) và một con gái, Irina (sinh năm 1946).

    [sửa]

    Konstantin Ustinovich Chernenko

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    (đổi hướng từ Konstantin Chernenko)
    Константин Черненко
    Konstantin Chernenko
    Konstantin Chernenko1.jpg
    Nhiệm kỳ13 tháng 2 năm 1984 – 10 tháng 3 năm 1985
    Tiền nhiệmYuri Andropov
    Kế nhiệmMikhail Gorbachev
    Nhiệm kỳ11 tháng 4 năm 1984 – 10 tháng 3 năm 1985
    Tiền nhiệmYuri Andropov
    Vasily Kuznetsov (quyền)
    Kế nhiệmAndrei Gromyko
    Vasily Kuznetsov (quyền)
    ĐảngĐảng Cộng sản Liên xô
    Sinh24 tháng 91911
    Bolshaya Tes, Yeniseysk Governorate,Đế chế Nga
    Mất10 tháng 31985 (73 tuổi)
    MoskvaLiên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết NgaLiên xô
    Tôn giáoKhông (Vô thần)
    Konstantin Ustinovich Chernenko (tiếng NgaКонстанти́н Усти́нович Черне́нко,Konstantin Ustinovič Černenko; 24 tháng 9 năm 1911 – 10 tháng 3 năm 1985) là một chính trị gia và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô. Ông đã lãnh đạo Liên xô từ ngày 13 tháng 2 năm 1984, tới khi ông mất chỉ 13 tháng sau ngày 10 tháng 3 năm 1985. Chernenko cũng là Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao từ 11 tháng 4 năm 1984, tới khi ông mất.

    Mục lục

      [ẩn

    [sửa]Tuổi trẻ

    Chernenko sinh ra trong một gia đình nghèo tại làng Bolshaya Tes (hiện ở Novosyolovo Rayon, Krasnoyarsk Krai). Cha ông, Ustin Demidovich, làm việc tại các mỏ đồng và mỏ vàng còn mẹ ông làm nông nghiệp. Chernenko gia nhập Komsomol (Liên đoàn Thanh niên Cộng sản) năm 1929, và trở thành thành viên chính thức của Đảng Cộng sản năm 1931. Từ năm 1930 tới năm 1933, ông phục vụ trong lực lượng biên phòngtại biên giới Trung Quốc-Liên xô. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông quay trở lại Krasnoyarsk và trở thành một người tuyên truyền. Năm 1933 ông làm việc tại Sở Tuyên truyền của Ủy ban Đảng Quận Novoselovo. Vài năm sau ông được thăng chức lãnh đạo sở này tại Uyarsk Raykom. Chernenko sau đó dần thăng tiến vững chắc qua các cấp bậc đảng; trở thành giám đốc Krasnoyarsk House của Party Enlightenment sau đó vào năm 1939, Phó lãnh đạo Sở AgitProp của Ủy ban Lãnh thổ Krasnoyarsk và cuối cùng, vào năm 1941 ông được chỉ định làm Bí thư Ủy ban Tuyên truyền Đảng Lãnh thổ. Năm 1945, ông hoàn thành một bằng cấp tại một trường huấn luyện của đảng tại Moscow, và vào năm 1953 ông hoàn thành một bằng hàm thụ cho giáo viên.
    Thời điểm quyết định trong sự nghiệp của Chernenko là khi ông được chỉ định làm lãnh đạo sở tuyên truyền Đảng tại Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Moldavia năm 1948. Tại đây, ông đã gặp và giành được sự tin cậy của Leonid Brezhnev, Bí thư thứ nhất Cộng hòa Moldova từ năm 1950 tới năm 1952 và lãnh đạo tương lai của Liên xô. Chernenko theo Brezhnev năm 1956 để giữ một chức vụ tuyên truyền tương đương trong Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên xô tại Moscow. Năm 1960, sau khi Brezhnev được phong làm Chủ tịch Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao (chức vụ lãnh đạo nhà nước Liên xô trên danh nghĩa), Chernenko trở thành lãnh đạo bộ máy nhân sự của ông ta.

    [sửa]Trong bộ chính trị

    Năm 1964 lãnh đạo Liên xô Nikita Khrushchev bị hạ bệ và được thay thế bởi Leonid Brezhnev. Trong thời Brezhnev giữ chức lãnh đạo Đảng, sự nghiệp của Chernenko tiếp tục thăng tiến. Ông được chỉ định làm lãnh đạo Ban Tổng quát của Uỷ ban Trung ương năm 1965 và được trao trách nhiệm thiết lập chương trình nghị sự của Bộ chính trị, và chuẩn bị các bản thảo cho các nghị quyết và nghị định của Uỷ ban Trung ương. Ông cũng giám sát các thiết bị điện thoại và truyền tin tại nhiều văn phòng của các thành viên lãnh đạo cấp cao của Đảng. Một trong những công việc khác nữa của ông là ký hàng trăm tài liệu hàng ngày của Đảng, một công việc ông đã làm trong 20 năm tiếp theo. Thậm chí sau khi đã trở thành Tổng bí thư Đảng, ông vẫn tiếp tục ký các giấy tờ của Ban Tổng quát (khi ông không còn có thể tự ký các tài liệu, một bản fax được dùng thay thế).
    Năm 1971 Chernenko trở thành thành viên đầy đủ của Uỷ ban Trung ương: giám sát công việc của Đảng với Phòng thư tín, giải quyết các công việc thư từ. Năm 1976 ông được bầu làm thư ký Phòng thư tín. Từ năm 1976 trở về sau, ông là một thành viên đầy đủ của Bộ chính trị, đứng thứ hai sau Tổng bí thư về cấp bậc đảng.
    Trong những năm cầm quyền cuối cùng của Brezhnev, Chernenko hoàn toàn đảm trách công việc tư tưởng của Đảng: Lãnh đạo các phái đoàn của Liên xô ở nước ngoài, tháp tủng Brezhnev tới các cuộc gặp gỡ và hội nghị quan trọng, và là một thành viên của uỷ ban sửa đổi Hiến pháp Liên xô năm 1977. Năm 1979 ông tham gia vào các cuộc đàm phán giới hạn vũ khí tại Vienna.
    Sau cái chết của Brezhnev tháng 11 năm 1982, đã có suy đoán rằng vị trí Tổng bí thư sẽ thuộc về Chernenko, tuy nhiên ông không thu hút đủ sự ủng hộ cho mình bên trong đảng, và vị trí này đã thuộc về cựu lãnh đạo KGB Yuri Andropov.

    [sửa]Lãnh đạo Liên xô

    Yuri Andropov chết tháng 2 năm 1984, chỉ sau 15 tháng cầm quyền. Sau đó Chernenko được bầu thay thế Andropov, dù có những lo ngại về sức khoẻ kém của ông, và trái ngược lại với những mong muốn của Andropov (ông nói ông muốn Gorbachev kế vị mình). Yegor Ligachev viết trong hồi ký của mình rằng Chernenko được bầu làm tổng bí thư mà không gặp cản trở nào. Tại phiên họp toàn thể của Uỷ ban Trung ương ngày 13 tháng 2 năm 1984, bốn ngày sau khi Andropov qua đời, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên xô và thành viênBộ chính trị Nikolai Tikhonov đề nghị bầu Chernenko làm tổng bí thư và Uỷ ban đã thống nhất bầu ông.
    Arkady Volsky, một trợ lý của Andropov và các tổng thư ký khác, thuật lại về một thời điểm xảy ra sau một cuộc họp của Bộ chính trị ngay sau ngày Andropov chết: Khi các thành viên Bộ chính trị ra khỏi phòng họp, cả Andrei Gromyko hay (trong những tường thuật sau này) Dmitriy Ustinov đều được kể rằng đã nắm tay Nikolai Tikhonov và nói: "Tốt rồi, Kostya là một người thích hợp (pokladisty muzhik), mọi người có thể làm việc với anh ta...." Thậm chí điều gây khó chịu lớn hơn là thất bại của Bộ chính trị trong việc thông qua quyết định cho ông để điều khiển các cuộc họp của Bộ chính trị khi vắng mặt Chernenko, người có thể được dự đoán là đã bắt đầu bỏ lỡ các phiên họp đó với tần suất ngày càng lớn. Như Nikolai Ryzhkov miêu tả trong hồi ký của mình, "mọi sáng thứ 5 (Mikhail Gorbachev) sẽ ngồi trong văn phòng của mình như một đứa trẻ mồ côi nhỏ - tôi thường hiện diện trong quá trình buồn tẻ đó – chờ đợi một cách lo lắng một cuộc điện thoại gọi tới từ Chernenko đang ốm yếu: Liệu ông có đích thân tới Bộ chính trị hay sẽ yêu cầu Gorbachev thay mặt cho ông một lần nữa?"
    Tại lễ tang Andropov, ông chỉ có thể đọc bài điếu văn. Những người có mặt cố sức hiểu nghĩa của điều ông đang cố diễn đạt trong đó. Ông nói nhanh, nuốt từ, húng hắng và dừng lại nhiều lần để quệt môi và trán. Ông lên trên lễ đài trên Lăng Lenin theo một chiếc thang máy mới được lắp đặt và đi xuống với sự trợ giúp của hai vệ sĩ. Chernenko đã thể hiện một sự quay lại với những chính sách của thời kỳ Brezhnev. Quả thực, ông ủng hộ một vai trò lớn hơn của các liên đoàn lao động, và cải cách trong giáo dục và tuyên truyền. Thay đổi nhân sự quan trọng đầu tiên thời Chernenko là việc ông sa thải lãnh đạo General Staff, Nikolay Ogarkov, người đã ủng hộ giảm chi tiêu cho hàng hoá tiêu thụ để dành tiền cho các chi tiêu vào nghiên cứu và phát triển vũ khí.
    Về chính sách đối ngoại, ông đã đàm phán một hiệp ước thương mại với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Dù có những kêu gọi quay lại thời giảm căng thẳng, Chernenko không hành động nhiều để ngăn chặn sự leo thang của Chiến tranh Lạnh với Hoa Kỳ. Ví dụ, năm 1984, Liên bang Xô viết đã ngăn chặn một chuyến thăm tới Tây Đức của lãnh đạo Đông Đức Erich Honecker. Tuy nhiên, cuối mùa thu năm 1984, Hoa Kỳ và Liên xô đã đồng ý nối lại các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí vào đầu năm 1985. Tháng 11 năm 1984 Chernenko gặp lãnh đạo Công ĐảngNeil Kinnock.
    Vì Hoa Kỳ đã tẩy chay Olympic mùa hè năm 1980 được tổ chức tại Moscow, Liên xô, khi đang ở dưới sự lãnh đạo của bộ máy Chernenko, đã tẩy chay Olympic mùa hè năm 1984 được tổ chức tại Los Angeles. Cuộc tẩy chay khiến 14 quốc gia thuộc Khối Đông Âu và các đồng minh gồm cả Liên xô, Cuba và Đông Đức (nhưng không có Romania) tẩy chay Olympic đó. Liên xô thông báo ý định không tham gia ngày 8 tháng 5 năm 1984, nêu ra những lo ngại về an ninh và nói rằng, "những tình cảm sô vanh và hội chứng chống Liên xô đang được tạo nên ở Hoa Kỳ"[1], nhưng một số người coi đó là sự trả đũa cho việc Hoa Kỳ tẩy chay Olympic Moscow. Trong số những người phản đối nguyên nhân trả đũa có Peter Ueberroth, người lãnh đạo tổ chức sự kiện, trong một cuộc họp báo và sau khi việc tẩy chay đã được thông báo. Iran là quốc gia duy nhất không tham gia cả Olympic Moscow hay Los Angeles. Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tham gia thi tài tại Los Angeles sau khi tẩy chay Olympic Moscow. Vì các lý do khác nhau, Iran và Libya cũng tẩy chay. Việc tẩy chay được tông báo cùng ngày với sự kiện cuộc Rước đuốc Olympic xuyên Hoa Kỳ bắt đầu diễn ra tại Thành phố New York.
    Cuộc tẩy chay đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn các cuộc thi của Olympic vốn thường có sự thống trị của các quốc gia vắng mặt. Các quốc gia tẩy chay đã tổ chức một sự kiện khác vào tháng 7-8 năm 1984, gọi là Friendship Games.

    [sửa]Qua đời và Di sản

    Mùa thu năm 1984, Chernenko phải vào bệnh viện trong hơn một tháng, nhưng vẫn làm việc bằng cách gửi thư và ý kiến tới Bộ chính trị. Trong mùa hè, các bác sĩ gửi ông tới Kislovodsk nơi có các suối nước khoáng, nhưng vào ngày ông tới khu nghỉ sức khoẻ của Chernenko xấu đi rõ rệt, và ông bị viêm phổi. Chernenko mãi tới cuối mùa thu năm 1984 mới quay trở về Kremlin. Ông trao huân chương cho các nhà du hành vũ trụ và các tác gia trong văn phòng của mình, nhưng không thể đi qua các hành lăng văn phòng và phải ngồi trong một chiếc xe lăn.
    Tới cuối năm 1984, Chernenko không thể rời Bệnh viện Trung tâm, một cơ sở được canh gác cẩn mật ở tây Moskva, và Bộ chính trị gắn một chữ ký của fax của ông vào mọi bức thư, như Chernenko đã làm với Andropov khi ông sắp mất. Trong cái được đa số mọi người coi là[cần dẫn nguồn], thậm chí cả các đối thủ của ông, một hành động độc ác chống lại Chernenko, thành viên Bộ chính trị Viktor Grishin đã lôi Chernenko đang ốm nặng từ giường bệnh tới một phòng bỏ phiếu trong một cuộc bầu cử đầu năm 1985[cần dẫn nguồn].
    Khí thũng của hai lá phổi và lá phổi đã bị hư hại nặng cùng tình trạng tim trở nên xấu đi đặc biệt nhanh trong ba tuần cuối cùng của tháng 2 năm 1985. Một chứng bệnh khác, bệnh viêm gan mãn tính, hay hỏng gan, phát triển và nó chuyển thành xơ gan. Chứng bệnh này và những thay đổi loạn dưỡng trong các cơ quan và tế bào khiến sức khoẻ của ông ngày càng kém đi. Lúc 3:00 giờ chiều ngày 10 tháng 3 ông rơi vào một cơn hôn mê, và lúc 7:20 chiều ông mất vì suy tim. Ông trở thành lãnh đạo thứ ba của Liên xô qua đời chỉ trong hai năm, và ngay khi được thông báo vào lúc nửa đêm về cái chết của ông, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan được thông báo đã nói "làm sao tôi có thể có bất kỳ mối quan hệ nào với người Nga nếu họ cứ tiếp tục chết đi như vậy?"[1]
    Ông được chôn cất với tang lễ cấp nhà nước và được chôn tại nghĩa trang Kremlin.
    Dấu ấn của Chernenko—hay sự vắng mặt của nó—là rõ ràng trong cách miêu tả cái chết của ông trên báo chí Liên xô. Các tờ báo Liên xô tường thuật những câu chuyện về cái chết của ông và việc lựa chọn Gorbachev trong cùng một ngày. Các tờ báo đều có một khuôn mẫu chung: trang một thông báo phiên họp toàn thể của Uỷ ban Trung ương ngày 11 tháng 3 bầu Gorbachev và in tiểu sử vị lãnh đạo mới cùng một bức ảnh lớn của ông; trang 2 thông báo cái chết của Chernenko và thông cáo chính thức.
    Sau cái chết của một lãnh đạo Liên xô những người kế tục ông theo phong tục phải mở két của người tiền nhiệm và xem xét bên trong đó. Khi Gorbachev mở két của Chernenko, trong đó có một cặp file nhỏ gồm các giấy tờ cá nhân và nhiều tập tiền lớn, tiền cũng được tìm thấy trong ngăn bàn ông[cần dẫn nguồn]. Chernenko được tặng thưởng Huân chương Lao động Cờ đỏ; 1976, năm 1981 và năm 1984 ông được tặng Anh hùng Lao động Xã hội chủ nghĩa: trong dịp này, Bộ trưởng quốc phòng Ustinov đã coi vai trò của ông như một "nhân vật chính trị kiệt xuất, người kế tục và trung thành với lý tưởng của Lenin vĩ đại"; năm 1981 ông được tặng thưởng huân chương cao quý nhất của Bulgaria và vào năm 1982 ông được nhận Giải thưởng Lenin vì đóng góp vào "Nhân quyền trong Xã hội Xô viết" của ông.
    Trong cuộc hôn nhân đầu tiên ông có một con trai, Albert, người sau này nổi tiếng ở Liên xô với tư cách một nhà lý thuyết pháp luật. Người vợ thứ hai của ông, Anna Dmitrevna Lyubimova (sinh năm 1913), lấy ông năm 1944, sinh cho ông hai con gái, Yelena (làm việc trong Viện lịch sử Đảng) và Vera (làm việc tại Đại sứ quán Liên xô ở Washington, DC) tại Hoa Kỳ, và một con trai, Vladimir, là một biên tập viên của Goskino.
    Ông có một Gosdacha tại Troitse-Lykovo được đặt tên là Sosnovka-3 bên dòng Sông Moskva với một bãi tắm riêng, còn Sosnovka-1 là của Mikhail Suslov.

    Mikhail Sergeyevich Gorbachyov

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    (đổi hướng từ Mikhail Gorbachev)
    Mikhail Sergeyevich Gorbachyov
    RIAN archive 850809 General Secretary of the CPSU CC M. Gorbachev (crop).jpg
    Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên xô
    Nhiệm kỳ11 tháng 3 năm 1985 – 25 tháng 12năm 1991
    Tiền nhiệmKonstantin Ustinovich Chernenko
    Tổng bí thư Đảng CS Liên Xô
    Kế nhiệmBoris Nikolayevich Yeltsin
    Tổng thống Liên bang Nga
    ĐảngĐảng Cộng sản Liên xô
    Sinh2 tháng 31931 (81 tuổi)
    StavropolLiên bang Xô viết
    Phu nhânRaisa Maksimovna Gorbachyova
     (tiếng NgaМихаи́л Серге́евич ГорбачёвMihail Sergeevič GorbačëvIPA[mʲɪxʌˈil sʲɪrˈgʲejɪvʲɪʨ gərbʌˈʨof], thường được Anh hoá thành Gorbachev; sinh ngày 2 tháng 31931) từng là lãnh đạoLiên bang Xô viết từ năm 1985 tới 1991. Những nỗ lực thực hiện cải cách của ông giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh, nhưng cũng góp phần kết thúc quyền uy tối cao củaĐảng Cộng sản Liên xô (CPSU) và giải thể Liên bang Xô viết. Ông đã được trao Giải Nobel Hoà bình năm 1990.

    Mục lục

      [ẩn

    [sửa]Tuổi trẻ và nghề nghiệp chính trị

    Mikhail Sergeyevich Gorbachyov sinh ra trong một gia đình nông dân tại làng Privolnoye gần Stavropol. Là con trai của một công nhân cơ khí nông nghiệp Nga Alexi Gorbachov và Maria Pantelyeva, ông trải qua thời thơ ấu khó khăn trong thời gian cầm quyền của lãnh tụIosif Vissarionovich Stalin; ông bà Gorbachyov bị trục xuất vì là những nông dân giàu có, thời ấy bị gọi là kulaks. Dù lý lịch không hoàn hảo, ông luôn tỏ ra xuất sắc trong lao động và học tập. Ông được coi là học sinh thông minh nhất lớp, đặc biệt trong môn lịch sử vàtoán học. Sau khi ra trường, ông cùng lao động và giúp gia đình có được sản lượng thu hoạch cao kỷ lục bên trong hợp tác xã. Nhờ thành tích này, ông được trao Huy chương lao động Cờ Đỏ khi mới 19 tuổi. Khá hiếm người ở độ tuổi ấy từng được vinh dự này. Chắc chắn rằng giải thưởng cùng với trí thông minh của ông đã giúp ông được vào học ngành luật tại Đại học Quốc gia Moskva. Cũng cần nhớ rằng để vào được một đại học danh tiếng như vậy, cần phải có khá nhiều ước vọng chính trị cũng như khả năng học tập thực sự. Trong thời gian sống tại Moskva, ông gặp người vợ tương lai, Raisa. Họ làm đám cưới tháng 9 năm 1953 và trở về quê hương của Gorbachyov ở Stavropol, phía nam nước Nga, sau khi ông tốt nghiệp năm 1955.
    Gorbachyov gia nhập Đảng Cộng sản Liên xô năm 1952 khi 21 tuổi. Năm 1966, ở độ tuổi 35, ông được Học viện nông nghiệp cấp bằng nông học-kinh tế học. Ông bắt đầu thăng tiến nhanh chóng trên con đường sự nghiệp, năm 1970 ông được chỉ định vào chức Thư ký thứ nhất phụ trách nông nghiệp và năm sau trở thành thành viên Ủy ban trung ương. Năm 1972, ông dẫn đầu một đoàn đại biểu Xô viết tới Bỉ và hai năm sau đó, năm 1974 trở thành đại biểu trong Xô viết tối cao, và Chủ tịch Ủy ban thường trực phụ trách các vấn đề thanh niên.
    Năm 1979, Gorbachyov được vào Bộ chính trị. Ở đó, ông được Yuri Vladimirovich Andropov, lãnh đạo KGB, một người cũng xuất thân từ vùng Stavropol đỡ đầu và tiếp tục thăng tiến trong khoảng thời gian ngắn Andropov nắm quyền lãnh đạo đảng trước khi Andropov mất năm 1984. Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, cùng với Andropov, ông đã thay đổi 20% quan chức cao cấp, các bộ trưởng trong chính phủ cũng như các thống đốc địa phương bằng những người trẻ tuổi. Trong thời gian này Grigory Vasilyevich RomanovNikolai Ivanovich Ryzkov và Yegor Kuzmich Ligachev bắt đầu được cất nhắc. Ryzhkov và Ligachev là những đồng minh thân cận của Gorbachyov, Ryzhkov về vấn đề kinh tế, Ligachev phụ trách nhân sự. Ông cũng có quan hệ thân thiết với Konstantin Ustinovich Chernenko, người thay thế Andropov khi ông này còn giữ chức Thư ký thứ hai[1].
    Các chức vụ mới bên trong Đảng Cộng sản Liên xô khiến ông có nhiều cơ hội đi ra nước ngoài và nó đã gây ảnh hưởng to lớn tới những quan điểm chính trị, xã hội của ông sau này khi lãnh đạo đất nước. Năm 1975, ông dẫn đầu một phái đoàn tới Tây Đức, và vào năm 1983 dẫn đầu một đoàn đại biểu Xô viết tới Canada gặp Thủ tướng Pierre Trudeau và các thành viên Hạ viện cũng như Thượng viện Canada. Năm 1984, ông tới Anh, tại đây ông đã gặp Thủ tướng Margaret Thatcher.

    [sửa]Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô


    Gorbachev đối thoại trực tiếp với Tổng thống Hoa KỳRonald Reagan
    Ngay khi Chernenko qua đời, Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, khi ấy 54 tuổi, được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1985. Ông trở thành lãnh tụ đầu tiên của đảng sinh ra sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917.
    Trên thực tế là người nắm quyền lãnh đạo Liên bang Xô viết, ông đã tìm cách cải cách tình trạng trì trệ của đảng Cộng sản cũng như của nền kinh tế bằng cách đưa ra các mô hình glasnost ( "mở cửa" ), perestroika ( "cải tổ" ) và uskoreniye ( "tăng tốc", phát triển kinh tế ), những chương trình này bắt đầu được đưa ra tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2 năm 1986.

    [sửa]Cải cách trong nước

    Trong nước, Gorbachyov áp dụng các cải cách kinh tế mà ông hy vọng qua đó cải thiện đời sống nhân dân, năng suất sản xuất của công nhân qua chương trìnhperestroika của ông. Tuy nhiên, nhiều biện pháp cải cách của ông bị những thành viên lãnh đạo cộng sản bên trong chính phủ Xô viết vào thời điểm ấy coi là cực đoan.
    Năm 1985, Gorbachyov thông báo rằng kinh tế Xô viết đang bị sa lầy và rằng việc tái tổ chức là cần thiết. Ban đầu, các cải cách của ông được gọi là "uskoreniye" (tăng tốc) nhưng sau này thuật ngữ "perestroika" (cải tổ) trở nên phổ biến hơn.
    Gorbachyov không phải được tự do hành động. Dù kỷ nguyên Brezhnev thường được coi là một thời kỳ đình trệ kinh tế, một số thử nghiệm kinh tế (đặc biệt trong việc tổ chức các doanh nghiệp, và liên doanh với phương Tây) cũng đã diễn ra. Một số ý tưởng của những nhà cải cách bị các giám đốc doanh nghiệp có tư tưởng kỹ trị, không đồng tình, họ thường sử dụng các cơ sở của Liên đoàn Cộng sản trẻ làm nơi bàn bạc. Cái gọi là "Thế hệ Komsomol" là những người dễ tiếp thu tư tưởng của Gorbachyov nhất, họ cũng là những người hình thành nên thế hệ nhà kinh doanh, nhà chính trị thời hậu Xô viết, đặc biệt tại Các nước vùng Baltic.
    Cải cách đầu tiên được đưa ra thời Gorbachyov là cải cách rượu năm 1985, có mục đích ngăn chặn chứng nghiện rượu đang ngày càng phát triển ở Liên bang Xô viết. Giá các loại vodkarượu và bia tăng lên, và việc mua bán chúng cũng bị ngăn cấm. Những ai uống rượu tại nơi làm việc cũng như nơi công cộng sẽ bị truy tố. Uống rượu bia trên tàu tốc hành cũng bị cấm. Nhiều nhà máy rượu vangnổi tiếng bị đóng cửa. Những cảnh uống rượu bị cắt khỏi các bộ phim. Cuộc cải cách không mang lại một hiệu quả rõ rệt nào đối với chứng nghiện rượu trong nước, nhưng về mặt kinh tế, nó là một cú đánh mạnh vào ngân khố quốc gia (theo Alexander Nikolaevich Yakovlev con số thiệt hại khoảng 100 tỷ rúp) vì việc sản xuất rượu đã được chuyển sang cho nền kinh tế chợ đen. Cải cách rượu là một trong những hành động đầu tiên kéo theo một chuỗi sự kiện chỉ chấm dứt cùng với sự chấm dứt của Liên bang Xô viết và sự khủng hoảng kinh tế sâu sắc bên trong CIS mới được thành lập sáu năm sau đó[cần dẫn nguồn].
    Luật Hợp tác xã được ban hành tháng 5 năm 1988 có lẽ là cải cách cấp tiến nhất trong số những cải cách kinh tế thời đầu kỷ nguyên Gorbachyov. Lần đầu tiên kể từ thời Chính sách kinh tế mới của Vladimir Ilyich Lenin, luật cho phép người dân sở hữu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và thương mại với nước ngoài. Ban đầu luật áp dụng mức thuế cao và hạn chế doanh nghiệp sử dụng nhân công, nhưng sau này nó đã được sửa đổi nhằm tránh cản trở hoạt động của lĩnh vực tư nhân. Nhờ điều luật này, các nhà hàng, cửa hiệu, các nhà máy sản xuất đã phát triển trở thành một thành phần trong xã hội Xô viết. Cần lưu ý rằng một số nước cộng hòa thuộc liên bang không cần quan tâm tới các quy định hạn chế của luật. Ví dụ, tại Estonia, các hợp tác xã được phép cung cấp hàng hóa cho người nước ngoài và được phép quan hệ làm ăn với các công ty nước ngoài.
    Các tổ chức công nghiệp rộng lớn trên "Toàn Liên bang" bắt đầu được tái cơ cấu. Ví dụ, Aeroflot được chia thành một số doanh nghiệp độc lập, một số doanh nghiệp đó trở thành hạt nhân hình thành các công ty hàng không tương lai. Các doanh nghiệp tự chủ mới xuất hiện đó được khuyến khích tìm kiếm đầu tư nước ngoài để tái cơ cấu.
    Việc Gorbachyov đưa ra chương trình mở cửa khiến người dân có nhiều quyền tự do hơn, như tự do ngôn luận. Đây là một thay đổi căn bản, bởi vị việc giám sát ngôn luận và đàn áp những kẻ chỉ trích chính phủ trước kia là một chính sách căn bản của hệ thống Xô viết. Báo chí ít bị kiểm soát hơn, và hàng ngàn tù nhân chính trị cũng như những nhân vật bất đồng được trả tự do. Mục đích của Gorbachyov khi thực hiện chương trình mở cửa là muốn gây áp lực tới những thành viên bảo thủ bên trong Đảng Cộng sản Liên xô, những người phản đối các chính sách tái cơ cấu kinh tế của ông, và ông cũng hy vọng rằng thông qua những biện pháp tự do hoá, các cuộc tranh luận, người dân Xô viết sẽ ủng hộ các sáng kiến cải cách của ông.
    Tháng 1 năm 1987, Gorbachyov kêu gọi dân chủ hoá: đưa ra các yếu tố dân chủ như các cuộc bầu cử nhiều ứng cử viên bên trong hệ thống chính trị Xô viết. Tháng 6 năm 1988, tại Hội nghị lần thứ hai bảy của đảng, Gorbachyov đưa ra các cải cách căn bản nhằm giảm sự kiểm soát của đảng đối với các cơ quan chính phủ. Tháng 12 năm 1988, Xô viết tối cao đồng ý thành lập Đại hội các đại biểu do nhân dân ủy quyền, với những thay đổi hiến pháp để biến tổ chức này trở thành một cơ quan lập pháp. Các cuộc bầu cử Đại hội được tổ chức trên toàn Liên bang Xô viết trong tháng 3 và tháng 4 năm 1989. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Gorbachyov được bầu làm Tổng thống hành pháp đầu tiên của Liên bang Xô viết.

    [sửa]Truyền bá "Tư tưởng mới"

    Trên trường quốc tế, Gorbachyov tìm cách cải thiện các quan hệ và thương mại với phương Tây. Ông thiết lập những mối quan hệ thân thiết với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, như Thủ tướng Đức Helmut KohlTổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Thủ tướng AnhMargaret Thatcher - người đã đưa ra câu nói nổi tiếng: "Tôi thích ông Gorbachyov - chúng tôi có thể làm việc với nhau."[2]
    Ngày 11 tháng 10 năm 1986, Gorbachyov và Reagan gặp gỡ tại ReykjavíkIceland đàm phán về việc giảm trừ vũ khí hạt nhân tầm trung ở Châu Âu. Trước sự ngạc nhiên khôn xiết của phái đoàn hai bên, hai người đã đồng ý trên nguyên tắc việc dỡ bỏ các hệ thống vũ khí hạt nhân tầm trung khỏi Châu Âu và cân bằng các giới hạn toàn cầu ở mức 100 đầu đạn vũ khí hạt nhân tầm trung. Thỏa thuận này được cụ thể hóa bằng việc ký kết Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987.
    Tháng 2 năm 1988, Gorbachyov thông báo việc rút các lực lượng Xô viết ra khỏi Afghanistan. Việc rút quân hoàn thành năm sau đó, dù cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn khi quân Mujahedin lật đổ chính quyền Najibullah thân Xô viết. Ước tính 15.000 lính Xô viết đã thiệt mạng trong khoảng thời gian từ 1979 tới 1989 trong cuộc xung đột này. (Xem Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan)
    Cũng trong năm 1988, Gorbachyov thông báo rằng Liên bang Xô viết sẽ từ bỏ Học thuyết Brezhnev, và cho phép các quốc gia Khối Đông Âu tự quyết các vấn đề bên trong của mình. Được người phát ngôn Bộ Ngoại giao chính quyền Gorbachyov, Gennadi Gerasimov, gọi đùa là "Học thuyết Sinatra", chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thuộc khối Hiệp ước Warszawa cho thấy những cải cách trọng yếu nhất trong chính sách đối ngoại của Gorbachyov. Việc Moskva từ bỏ Học thuyết Brezhnev dẫn tới một làn sóng cách mạng tại Đông Âu trong suốt năm 1989, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Trừ Romania, các cuộc cách mạng chống lại các chính quyền thân Xô viết đều diễn ra trong hòa bình. (Xem Các cuộc cách mạng năm 1989)
    Việc Xô viết nới lỏng kiểm soát Đông Âu đã hoàn toàn chấm dứt Chiến tranh Lạnh, và vì thế, Gorbachyov được trao Giải Nobel Hòa bình ngày 15 tháng 101990.

    [sửa]Đảo chính và sụp đổ

    Trong khi những sáng kiến chính trị của Gorbachyov mang lại hiệu quả tốt cho tự do và dân chủ tại Liên bang Xô viết và Đông Âu, thì chính sách kinh tế của chính phủ này lại dần đưa đất nước tới bờ vực thảm hoạ. Tới cuối thập niên 1980, tình trạng khan hiếm các loại thực phẩm chủ yếu (thịtđường) ở mức nghiêm trọng dẫn tới việc tái lập hệ thống phân phối thời chiến tranh sử dụng tem phiếu hạn chế mỗi người dân chỉ được tiêu thụ sản phẩm ở một mức nào đó mỗi tháng. So với năm 1985, thâm hụt ngân sách nhà nước tăng từ 0 lên 109 tỉ rúp; dự trữ vàng giảm từ 2.000 xuống 200 tấn; và nợ nước ngoài tăng từ 0 tới 120 tỷ dollar.
    Hơn nữa, quá trình dân chủ hóa Liên bang Xô viết và Đông Âu đã làm xói mòn nghiêm trọng quyền lực của Đảng Cộng sản Liên xô và chính Gorbachyov. Việc Gorbachyov nới lỏng hệ thống kiểm duyệt và những nỗ lực của ông nhằm mở cửa chính trị hơn nữa đã mang lại những hiệu ứng khó lường như sự phục hồi chủ nghĩa quốc gia từ lâu từng bị đàn áp và tình cảm chống Nga bên trong các nước Cộng hoà. Những lời kêu gọi giành lấy quy chế độc lập rộng lớn hơn nữa khỏi Moskva ngày càng tăng, đặc biệt tại Các nước cộng hòa vùng Baltic gồm EstoniaLitva và Latvia, những nước đã bị Stalin sáp nhập vào Liên bang Xô viết năm 1940. Những phong trào quốc gia bên trong các nước Cộng hòa như GruziaUkrainaArmenia và Azerbaijan cũng không ngừng lớn mạnh. Gorbachyov đã tạo ra một lực lượng sau này chính là kẻ tiêu diệt Liên bang Xô viết.
    Ngày 10 tháng 1 năm 1991 Mikhail Sergeyevich Gorbachyov đưa ra tối hậu thư yêu cầu Hội đồng tối cao Litva tái lập tính pháp lý của hiến pháp Xô viết tại nước này và thu hồi mọi đạo luật không hợp hiến. Ngày hôm sau Gorbachyov cho phép quân đội Xô viết tìm cách lật đổ chính phủ Litva. Hậu quả của sự kiện này, ít nhất 14 thường dân thiệt mạng và hơn 600 người bị thương trong các ngày 11-13 tháng 1 năm 1991 tại Vilnius, Litva. Phản ứng mạnh mẽ của phương Tây và các hoạt động của các lực lượng dân chủ Nga khiến tổng thống và chính phủ Liên bang Xô viết rơi vào tình thế khó xử và tin tức về những hành động ủng hộ Litva từ các quốc gia dân chủ phương Tây bắt đầu xuất hiện.
    Hành động của Gorbachyov nhằm ngăn cản chủ nghĩa li khai từ các nước cộng hòa là đưa ra một hiệp ước liên bang mới với mục tiêu thành lập một nhà nước liên bang tự nguyện và dân chủ hóa thực sự. Hiệp ước liên bang mới được các nước cộng hòa vùng Trung Á, những nước cần tới sức mạnh kinh tế và các thị trường của Liên bang cho sự phát triển thịnh vượng của mình, ủng hộ mạnh mẽ. Tuy nhiên, những nhà cải cách cấp tiến hơn như Tổng thống Nga Boris Nikolayevich Yeltsin, ngày càng tin tưởng rằng sự chuyển tiếp nhanh chóng sang một nền kinh tế thị trường là cần thiết và sẵn sàng chấp nhận sự tan rã của Liên bang Xô viết nếu điều đó là cần thiết để hoàn thành các mục tiêu của họ.
    Trái với sự thờ ơ của những người theo phe cải cách với Hiệp ước liên bang mới, những người cộng sản cứng rắn, vẫn là một lực lượng mạnh bên trong đảng cộng sản và quân đội, hoàn toàn phản đối bất kỳ điều gì có thể dẫn tới sự tan rã đất nước Xô viết. Buổi tối diễn ra lễ ký kết, những người thuộc phe cứng rắn đã hành động.
    Phe cứng rắn bên trong bộ máy lãnh đạo Xô viết tiến hành Vụ đảo chính tháng 8 năm 1991 trong nỗ lực nhằm loại bỏ Gorbachev khỏi cơ cấu quyền lực và ngăn chặn sự ký kết hiệp ước liên bang. Trong lúc ấy, Gorbachyov bị quản thúc ba ngày (19 đến 21 tháng 8) trong một ngôi nhà nông thôn ở Krym trước khi được trả tự do và thu hồi quyền lực. Tuy nhiên, ngay khi trở về, Gorbachyov thấy rằng cả nhà nước liên bang lẫn các cơ cấu quyền lực Nga đều không còn chú ý tới các mệnh lệnh của ông và quyền lực thật sự đã rơi vào tay Yeltsin, người đã tiêu diệt cuộc đảo chính. Hơn nữa, Gorbachyov bị buộc phải hạ bệ một số lớn các thành viên bên trong Bộ chính trị của mình, và trong nhiều trường hợp, bắt giữ họ. Những cuộc bắt giữ với lý do phản bội đó gồm cả "Bè lũ tám tên" lãnh đạo cuộc đảo chính.
    Gorbachyov đã có ý định giữ Đảng Cộng sản Liên xô là một đảng thống nhất nhưng đưa nó đi theo con đường dân chủ xã hội. Những mâu thuẫn vốn có của cách tiếp cận này - được Lenin ca ngợi, theo hình mẫu xã hội của Thụy Điển và tìm cách buộc cách nước vùng Baltic phải nằm trong Liên bang bằng sức mạnh vũ lực - rất khó thực hiện. Nhưng khi Đảng Cộng sản Liên xô bị đặt ra ngoài vòng pháp luật sau vụ đảo chính tháng 8, Gorbachyov bị bỏ lại, không còn chút quyền lực nào đối với các lực lượng vũ trang. Cuối cùng Yeltsin giành được tín nhiệm của quân đội với những lời hứa về tiền bạc. Sau chót Gorbachyov từ chức ngày 25 tháng 12 năm 1991 khi Liên bang Xô viết chính thức tan rã.

    [sửa]Hoạt động chính trị sau khi từ chức

    Gorbachyov đã thành lập Quỹ Gorbachyov[3] năm 1992. Năm 1993, ông cũng thành lập Chữ thập xanh quốc tế, cùng với tổ chức này ông là một trong ba nhà tài trợ cho Hiến chương Trái đất. Ông cũng là một thành viên Câu lạc bộ Rome.
    Năm 1995 Gorbachyov được Đại học Durham trao bằng Tiến sĩ danh dự vì đóng góp của mình cho "sự nghiệp khoan dung chính trị và chấm dứt xung đột kiểu chiến tranh lạnh"[4].
    Năm 1996, Gorbachyov chạy đua chức Tổng thống Nga nhưng chỉ nhận được khoảng 1% phiếu bầu, có lẽ vì sự thù ghét ông sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ. Trong khi đi vận động tranh cử, ông đã bị một người đàn ông vô danh đấm vào mặt.
    Năm 1997, Gorbachyov đóng vai trong một đoạn phim quảng cáo Pizza Hut tại Hoa Kỳ để kiếm tiền cho Perestroika Archives.
    Ngày 26 tháng 11 năm 2001, Gorbachyov thành lập Đảng dân chủ xã hội Nga— là một liên minh giữa nhiều đảng dân chủ xã hội ở Nga. Ông đã từ chức lãnh đạo đảng tháng 5 năm 2004 sau khi có bất đồng với chủ tịch đảng về đường lối chạy đua trong cuộc bầu cử tháng 12 năm 2003.
    Đầu năm 2004, Gorbachyov đăng ký nhãn hiệu loại rượu vang đỏ mang nhãn cái bớt của mình, sau khi một công ty vodka đưa cái bớt này lên nhãn một trong các loại sản phẩm của mình để lợi dụng sự nổi tiếng của nó. Công ty này hiện không còn sử dụng mác đó nữa[5].
    Tháng 6 năm 2004, Gorbachyov đại diện cho nước Nga tại lễ tang Ronald Reagan.
    Tháng 9 năm 2004, sau khi quân du kích Chechen tấn công nước Nga, Tổng thống Vladimir Vladimirovich Putin đưa ra sáng kiến thay thế các cuộc bầu cử thống đốc địa phương bằng một hệ thống chỉ định trực tiếp từ tổng thống và được hội đồng lập pháp địa phương thông qua. Gorbachyov cùng với Yeltsin chỉ trích hành động của Putin, coi đó là một bước rời xa con đường dân chủ[6].
    Năm 2005, Gorbachyov được trao giải thưởng Point Alpha cho vai trò của mình trong việc ủng hộ thống nhất nước Đức. Ông cũng được Đại học Münster trao bằng Tiến sĩ danh dự[7]. Hiện nay ông là hội viên Câu lạc bộ Madrid.

    [sửa]Di sản

    Ở phương Tây Gorbachyov thường có thiện cảm như là người góp phần chấm dứt Chiến tranh Lạnh. Ví dụ, tại Đức, ông được hoan nghênh vì đã đồng ý để sự thống nhất nước Đức diễn ra. Tuy nhiên, tại Nga ông mang tiếng xấu vì bị coi là kẻ làm sụp đổ đất nước và chịu trách nhiệm về cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra sau đó. Tuy vậy, những cuộc điều tra cho thấy phần lớn người Nga hài lòng với những mục tiêu hướng tới các cá nhân của perestroika, di sản lập pháp chính của Gorbachyov, và sự tự do mang lại từ quá trình đó.
    Chiến tranh tại Afghanistan đã bắt đầu từ cuối thập niên 1970, làm tiêu mòn các nguồn tài nguyên Xô viết. Cuộc chiến này và nhiều phong trào cách mạng tại các nước vệ tinh của Xô viết (được trợ cấp nhiều từ các chiến dịch bí mật của phương Tây), ví dụ nổi bật nhất là Ba Lan và Afghanistan, khiến Liên bang Xô viết phải chi ra những khoản tiền lớn nhằm giữ ổn định trật tự và giúp các chính phủ tại đó hoạt động. Một số người cho rằng cuộc chạy đua vũ trang của phương Tây cũng khiến Liên Xô phải chịu những chi phí lớn tới mức, khi cộng thêm các chi phí cho Afghanistan, họ không còn khả năng chi trả nữa. Hạ tầng kinh tế Xô viết rơi vào tình trạng suy sụp đặc biệt nghiêm trọng năm 1985 (khi Gorbachyov lên nắm quyền) và các sự kiện đó có ảnh hưởng to lớn tới những quyết định của Gorbachyov về tự do hoá. Cuối cùng, những nỗ lực nhằm "mở cửa" Liên bang Xô viết là quá chậm chạp, các nước vệ tinh cũng phải chịu một phần trách nhiệm, dẫn tới sự chấm dứt tồn tại của một giai đoạn đối đầu dài 50 năm giữa Đông và Tây.
    Trái lại, những người khác, đặc biệt những người sống ở Liên Xô cũ, tin rằng Liên bang Xô viết không phải ở tình trạng khủng hoảng kinh tế tồi tệ như đã từng được tuyên bố và coi Gorbachyov là một chính trị gia kém cỏi, người đã đưa ra những cải cách sai lầm. Trong những năm cuối đời, Lazar Moiseyevich Kaganovich đã nói trong một cuộc phỏng vấn rằng thời kỳ cầm quyền của Gorbachyov chính là sự phá hủy trực tiếp đất nước.

    [sửa]Linh tinh

    • Ở phương Tây, Gorbachyov thường được gọi là "Gorby", một phần bởi vì mọi người cho rằng ông kém phần mộc mạc so với những người tiền nhiệm.
    • Khi viết trong tiếng Anh, chữ ё trong tên ông thường được thay bằng chữ е thành Gorbachev dù nó thường được đánh vần thànhGorbachyov.
    • Năm 1987, Gorbachyov thấy rằng các chính sách tự do hoá glasnost và perestroika rất giống với các tư tưởng của Alexander Dubček trong cuốn "Chủ nghĩa xã hội mang khuôn mặt người". Khi được hỏi cái gì là điều khác biệt giữa Mùa xuân Praha và các cuộc cải cách của ông, Gorbachev đã trả lời, "Mười chín năm"[8].
    • Năm 1989, trong một chuyến viếng thăm chính thức tới Trung Quốc khi Sự kiện Thiên An Môn đang diễn ra, một thời gian ngắn trước khi thiết quân luật được ban hành ở Bắc Kinh, Gorbachyov được hỏi về ý kiến của ông về Vạn lý trường thành: "Đó là một công trình đẹp", ông nói, "nhưng đã có quá nhiều bức tường giữa con người". Một nhà báo hỏi, "Ông có muốn Bức tường Berlin bị phá bỏ?" Gorbachyov trả lời rất nghiêm túc, "Tại sao không?"
    • Gorbachyov được xếp hạng #95 trong Danh sách những khuôn mặt có ảnh hưởng nhất trong lịch sử của Michael H. Hart.
    • Gorbachyov hiện đang sống tại Moskva.

    [sửa]Tình cảm tôn giáo

    Khi ra đời Mikhail Sergeyevich Gorbachyov chịu rửa tội của Nhà thờ Chính Thống giáo Nga nhưng ông là người vô thần. Ông đã kêu gọi đưa ra các bộ luật tự do tôn giáo tại Liên Xô cũ.
    M. S. Gorbachyov cũng thể hiện một số quan điểm phiếm thần khi nói, trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí Resurgence:
    Thiên nhiên là vị thánh của tôi.
    —Gorbachyov[9]
    Cuối buổi phỏng vấn tháng 11 năm 1996 trên CSPAN's Booknotes, Gorbachyov đã miêu tả các kế hoạch của mình cho những cuốn sách trong tương lai. Ông đã nói về Chúa như sau:
    "Tôi không biết Chúa sẽ trao cho mình bao nhiêu tuổi, [hay] các kế hoạch của Chúa như thế nào."[10]

    [sửa]Vết chàm

    Gorbachyov là người nổi tiếng nhất thời hiện đại có vết chàm nhìn thấy được. Vết bớt màu đỏ trên cái trán hói của ông là nguồn gốc nhiều ý châm biếm trong giới phê bình và biếm hoạ. (Trong số những bức ảnh chính thức của ông ít nhất có một bức với vết chàm bị xóa đi.) Trái với một số dư luận, nó không phải là rosacea. Vết bớt này và hai ngón tay cụt trên bàn tay trái của Yeltsin đã được một số người (bất mãn vì sự cầm quyền của họ) so sánh với một đoạn trong Kinh thánh nói rằng Satan sẽ đánh dấu những đứa con của mình trên trán và trên bàn tay.

    [sửa]Tham khảo

    1. ^ Roxburgh, Angus (1991). The Second Russian Revolution: The Struggle for Power in the Kremlin. London: BBC Books.
    2. ^ “Gorbachev becomes Soviet leader”. BBC News (tháng March năm 1985). Truy cập 22 tháng 5 năm 2006.
    3. ^ Gorbachev Foundation - English
    4. ^ Honorary Doctorate from Durham
    5. ^ “Gorbachev to Trademark His Forehead”. NewsMax.Com (tháng February năm 2004). Truy cập 22 tháng 5 năm 2006.
    6. ^ “Mikhail Gorbachev on Putin’s Reforms: “A Step Back from Democracy””. MosNews (tháng September năm 2004). Truy cập 22 tháng 5 năm 2006.
    7. ^ “Reunification Politicians Accept Prize”. Deutsche Welle (tháng June năm 2005). Truy cập 22 tháng 5 năm 2006.
    8. ^ Almond, Mark (2002). Uprising: Political Upheavals that have Shaped the World. London: Mitchell Beazley.
    9. ^ Gorbachev
    10. ^ [1]

    [sửa]Xem thêm

    [sửa]Trích dẫn

    • "Bạn gọi nó là cái gì khi một đất nước bị cai trị bởi những ông già tham quyền cố vị đến khi chết, [do đó] đất nước rơi vào tình trạng không có một ban lãnh đạo thông thường?"
    • "Tôi bắt đầu cảm thấy mong ước về một thứ gì nhiều hơn thế; tôi đã muốn làm một thứ gì đó khiến mọi điều trở nên tốt đẹp hơn."
    • "Nguy hiểm chỉ chờ đợi những người không phản ứng trước cuộc sống.", thường được trích dẫn sai thành "Những người đến muộn sẽ bị cuộc đời trừng phạt" (Đông Berlin, 7 tháng 10, 1989)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ