Tìm hiểu lịch sử CAND
Câu hỏi 1: Công an nhân dân ra đời ngày
tháng năm nào? Hãy nêu các tổ chức tiền thân của lực lượng Công an nhân dân và
quá trình hợp nhất các tổ chức đó thành 1 tổ chức thống nhất và phát triển
thành lực lượng Công an nhân dân hiện nay.
Trả lời
Công an nhân dân ra đời ngày 19 tháng 8 năm 1945
I. Các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt Nam:
1. Các tổ chức tiền
thân của Công an nhân dân Việt Nam Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta thường xuyên quan tâm xây dựng, củng cố
các công cụ bạo lực của cách mạng. Trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 -
1931), "Đội tự vệ đỏ" được thành lập và hỗ trợ và bảo vệ quần chúng
nổi dậy phá nhà giam, đốt huyệt đường, vây đồn lính, bắt giữ bọn hào lý, làm tan
rã rừng mảng chính quyền tay sai của đế quốc ở cơ sở; bảo vệ cán bộ, bảo vệ các
phiên toà của Xô Viết - Công Nông xét xử bọn phản cách mạng; giữu gìn an ninh
trật tự ở những nơi có chính quyền Xô Viết.Thực tiễn cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh
đã để lại nhiều bài học quý báu về giành chính quyền và giữ chính quyền, đặt
biệt là việc tổ chức, duy trì và phát triển "đội tự vệ". Tháng
3/1935, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ nhất thông qua nghị quyết quan trọng về
"Đội tự vệ, xác định rõ: "không một sản nghiệp nào, một làng nào có
cơ sở của Đảng,của Đoàn,của các hội quần chúng cách mạng mà không có tổ chức
Đội tự vệ, đó là khẩu hiệu của chúng ta hiện nay". Khi cuộc vận động Mặt
trận Dân chủ Đông Dương phát triển thành cao trào cách mạng rộng lớn, Đảng chỉ
thị: "Mỗi ấp phải tổ chức ra Đội Tự vệ để ngăn cản những kẻ phá rối cuộc
đấu tranh và đối phó với các lực lượng phản động ".
Tháng 9/1939 chiến
tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Thực dân Pháp đàn áp khốc liệt phong trào cách
mạng Việt Nam, hàng ngàn cán bộ, Đảng viên bị bắt, tù đầy, Đảng ta rút vào hoạt
động bí mật. Đầu năm 1940, Trung ương Đảng chủ trương thành lập "Ban công tác đội" làm nhiệm
vụ bảo vệ An toàn khu (ATK), bảo vệ cán bộ cấp
cao của Đảng, giải thoát cho cán bộ khi bị địch bắt.Ban công tác đội
được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Trung ương, được trang bị vũ khí và huấn
luyện về kỹ thuật chiến đấu.
Ngày 15/5/1945, xứ
Bắc kỳ thành lập "Đội danh dự trừ gian" do Xứ uỷ trực tiếp đạo, thực
hiện nhiệm vụ diệt trừ bọn việt gian đầu sỏ và vũ trang tuyên truyền, chiến đấu
khi cần thiết.
Ngày 4/6/1945, tổng
bộ Việt Minh tuyên bố thành lập khu giải phóng, gồm 6 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn,
Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng ngoại vi thuộc các
tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Yên Bái; đồng thời công bố 10 chính sách
lớn của Việt Minh. Đây chính là các tổ chức tiền thân của Công an nhân dân Việt
Nam.
II. Quá trình hợp nhất các tổ
chức đó thành 1 tổ chức thống nhất và phát triển thành lực lượng Công an nhân
dân hiện nay
Cùng với quá trình chiến đấu, công tác xây dựng
lực lượng Công an nhân dân luôn được Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh
quan tâm, chăm lo xây dựng, phát triển lớn mạnh không ngừng:
- Ngày 21/02/1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 23-SL thành lập Việt Nam Công an vụ gồm:
Nha Công an Trung ương (văn phòng, Ty tập trung tài liệu, Ty Thanh tra); ở 3
miền lập Sở Công an; ở các tỉnh Ty Công an. Ngày 13/3/1947, Bộ Nội vụ ra Nghị
định số 36-NĐ, "Uỷ quyền cho Uỷ ban kháng chiến hành chính khu thiết lập
quận Công an trong phạm vi các tỉnh".
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT
SỐ 141/SL NGÀY 16 THÁNG 2 NĂM 1953
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT
Chiểu sắc lệnh số 23 ngày 21
tháng 2 năm 1946 thành lập Việt Nam Công an Vụ thuộc Bộ Nội vụ;Theo Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ ngày 15-109-1952, sau khi Ban Thường trực Quốc hội thoả thuận,
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Nay đổi Nha Công an thuộc Bộ Nội vụ
thành lập do sắc lệnh số 23 ngày 21 tháng 2 năm 1946 thành Thứ Bộ Công an, do
một Thủ trưởng phụ trách.Điều 2: Thứ Bộ Công an có nhiệm vụ: - Chống gián điệp, phản động ở trong nước để bảo vệ chính quyền Dân chủ nhân dân, bảo vệ Quân đội nhân dân, bảo vệ kinh tế quốc dân; bảo vệ biên giới, chống đặc vụ và gián điệp quốc tế. - Bài trừ lưu manh trộm cướp, bài trừ các tệ nạn xã hội và giữ trật tự An ninh trong nhân dân. - Quản trị các trại giam, giáo dục cải tạo Phạm nhân. Điều 3: Thứ Bộ Công an gồm có: - Văn phòng Thứ Bộ, - Vụ Chấp pháp, - Phòng Nhân sự, - Cục Cảnh vệ, - Vụ Bảo vệ chính trị, - Trường Công an, - Vụ trị an Hành chính. Điều 4: Chi tiết Tổ chức Thứ Bộ Công an ở trung ương và các cơ quan công an ở địa phương sẽ do Nghị định của Thủ trưởng Thứ Bộ Công an qui định sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Điều 5: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Thủ trưởng Thứ Bộ Công an chiểu sắc lệnh thi hành. |
|
- Ngày 16/5/1947,
Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ nhất quyết định bỏ Sở Công an Bắc Bộ và Sở
Công an Trung Bộ, lập Công an các khu.
- Ngày 11/3/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng chí Giám đốc Công
an khu XII, trong thư người đã dạy cán bộ, chiến sĩ Công an phải rèn luyện tư cách
người Công an Cách mệnh, là:
Đối với mình phải
cần, kiệm, liêm, chính.
Đối với đồng sự,
phải thân ái giúp đỡ.
Đối với Chính
phủ, phải tuyệt đối trung thành.
Đối với nhân dân,
phải kính trọng lễ phép.
Đối với công
việc, phải tận tuỵ.
Đối với địch,
phải cương quyết khôn khéo.
Hình: Nguyên văn bức thư của Bác
- Ngày 10/10/1950,
Bộ Nội vụ ra Nghị định số 438/NV về việc thành lập Ban Công an xã.
- Ngày 12/5/1951,
Ban Bí thư Trung ương Đảng ra chỉ thị số 05-CT/TW, quy định nhiệm vụ và tổ chức Nha Công an Việt Nam (trực thuộc Bộ
Nội vụ).
- Ngày 03/01/1952,
Bộ Nội vụ ra Nghị định số 9-NĐ về việc thành lập Công an huyện.
Ngày 16/02/1953, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 141-SL, đổi Nha Công an Việt Nam thành Thứ Bộ
Công an, gồm 7 đơn vị trực thuộc Bộ, các khu, Sở, Ty Công an và hệ thống tổ
chức công an cấp huyện, cấp xã.
Tại kỳ họp từ ngày
27/8 đến 29/8/1953, Hội đồng Chính Phủ ra Nghị quyết đổi tên Thứ Bộ Công an
thành Bộ Công an. Đây là sự kiện đánh dấu bước trưởng thành, lớp mạnh của Công
an nhân dân Việt Nam.
Ở miền Nam, năm 1961
- 1962, Thường vụ Trung ương Cục quyết định thành
lập Ban bảo vệ an ninh Trung ương Cục; Ban bảo vệ an ninh Khu và các Trung
tâm huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, với biên chế hàng ngàn cán bộ, chiễn sĩ an
ninh. Năm 1970, Chính phủ Cách mạng lâm
thời Cộng hòa miền Nam, Việt Nam quyết định thành lập Nha An ninh, thuộc Bộ Nội
vụ, gồm 5 đơn vị cấp Cục và hệ thống tổ chức an ninh cơ sở rộng khắp trong
toàn miền.
Ngày 20/7/1962, Chủ
tịch Hồ Chí Minh ký lệnh số 34/LCT công
bố pháp lệnh Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng Cảnh sát nhân dân và Pháp
lệnh Quy định chế độ cấp bậc sĩ quan, hạ sĩ quan Cảnh sát nhân dân.
Chính phủ thường
xuyên quan tâm chỉ đạo kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy của Bộ Công an, gồm:
Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, các vụ, cục nghiệp vụ, cá trường sĩ quan,
hạ sĩ quan, trường bồi dưỡng nghiệp vụ; các cơ quan tuyên truyền báo chí Công
an nhân dân; Ty Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an các
huyện, quận, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh với tổng biên chế hàng chục ngàn
cán bộ, chiến sĩ Công an chính quy, được trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật
nghiệp vụ tương đối hiện đại và hàng chục vạn cán bộ Công an xã, bảo vệ dân
phố, bảo vệ cơ quan, xí nghiệp.
Công tác xây dựng
lực lượng Công an nhân dân trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 - 2010) luôn được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan
tâm xây dựng, củng cố, phát triển:
- Tại phiên họp thứ
nhất, (họp từ ngày 3/6 đến ngày 6/6/1975), Quốc hội khoá V đã Quyết định hợp nhất Bộ Công an và Bộ Nội vụ, lấy
tên là Bộ Nội vụ. Ngày 12/6/1981, Hội
đồng Chính phủ ra Nghị định số 250/CP, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Nội
vụ.
- Ngày 14/11/1987,
Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký Lệnh số 01/LCT-HĐNN công bố Pháp lệnh về lực lượng An ninh nhân dân và quy định chế độ cấp bậc sĩ
quan, hạ sĩ quan An ninh nhân dân.
- Ngày 31/1/1989,
Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 11/NĐ-HĐBT Quy định tổ chức, bộ máy Bộ Nội vụ, gồm: Tổng cục phản gián, Tổng
cục Cảnh sát nhân dân, Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân, Tổng cục
Hậu cần, Tổng cục Tình báo; BTL Cảnh vệ, BTL Bộ đội Biên phòng và một số vụ,
cục, viện trực thuộc Bộ; các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và trường bồi
dưỡng nghiệp vụ; các cơ quan tuyên truyền báo chí Công an nhân dân; Công an các
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố
trực thuộc tỉnh; Công an xã, phường, thị trấn.
- Năm 1998 Bộ Nội vụ đổi tên thành Bộ Công an.
- Ngày 14/11/2003,
Chính phủ ra Nghị định số 136/NĐ-CP quy
định nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Công an.
- Ngày 12/12/2005,
Chủ tịch nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký lệnh số 30/2005/L-CTN công
bố Luật Công an nhân dân.
- Ngày 15/9/2009,
Chính phủ ra Nghị định số 77/NĐ-CP, Quy
định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an. Hệ thống tổ
chức, bộ máy của Bộ Công an được kiện toàn, gồm: các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, vụ,
cục, viện trực thuộc Bộ; các học viện, trường đại học, cao đẳng, trung cấp và truờng bồi dưỡng
nghiệp vụ; các cơ quan tuyên truyền báo chí của Công an nhân dân; Sở Cảnh sát
phòng cháy và chữa cháy Thành phố Hồ Chí Minh; Công an các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, với
tổng quân số hàng trăn ngàn cán bộ, chiến sĩ Công an chính quy, được trang bị
vũ khí, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ hiện đại và hàng chục vạn cán bộ Công an
xã, phường, thị trấn, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp. Lực lượng
Công an đã bước đầu tham gia có hiệu quả trong các tổ chức An ninh, Cảnh sát
quốc tế và khu vực. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã có hàng trăm
tập thể, cá nhân, cán bộ, chiến sĩ Công an được Nhà nước tặng danh hiệu Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiêu biểu như các đồng chí: Lâm Văn Thạnh
(Công an tỉnh Lâm Đồng), Lưu Thế Hà (C22), Trần Văn Việt (Công an TP Cần Thơ),
Lê Thanh á (Công an TP Hải Phòng), Phạm Văn Chiến (Công an tỉnh Hà Giang),
Nguyễn Văn Ngữ (Công an TP Hà Nội), Phạm Văn Cường (Công an tỉnh Lai
Châu),v.v...
Câu hỏi 2: Bạn hãy cho biết đồng chí Bộ trưởng đầu tiên của lực lượng Công an nhân
dân Việt Nam
là ai? Tính đến nay, lực lượng Công an nhân dân đã có bao nhiêu đồng chí giữ
chức vụ Bộ trưởng? hãy kể tên các đồng chí đó?
Trả
lời
Câu 2. Bộ trưởng đầu tiên
của lực lượng Công an nhân dân là Đồng chí Trần Quốc Hoàn.
Bé trëng Trần Quốc Hoàn tên thật là Nguyễn
Trọng Cảnh
(Sinh ngày 23 tháng 1 năm 1916)
là Bộ trưởng Công an đầu tiên của Việt Nam và tại chức trong
thời gian dài nhất từ năm 1952
đến năm 1981.
Đồng chí quê ở xã Nam Trung, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tháng 3 năm 1934, đồng chí gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Sau đó, đồng chí đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như: Xứ uỷ Bắc Kỳ, Bí thư Thành uỷ Hà Nội, Bí thư các Liên
khu uỷ khu II, Khu X.
Năm 1952, Trần Quốc Hoàn làm
Giám đốc Nha Công an Việt Nam. Năm sau, Nha Công an Việt Nam chuyển thành Thứ
Bộ Công an thì đồng chí trở thành Thứ trưởng Thứ
Bộ Công an. Ngay trong năm 1953,
Thứ Bộ Công an lại đổi thành Bộ Công an và Trần Quốc Hoàn trở thành Bộ trưởng
Bộ Công an (1953-1975),
rồi Bộ trưởng Bộ Nội vụ (Bộ Công an đổi tên) đến năm 1981. Sau đó ông làm Bí thư Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Dân vận
Trung ương cho đến lúc mất.
Đồng chí từng bị tù ở nhà tù Sơn La
cùng với Lê Đức Thọ,
Tô Hiệu, Nguyễn Lương
Bằng, Trần Huy Liệu,
Lê Thanh Nghị,...
và là Bí thư chi bộ nhà tù Sơn La từ tháng 7 năm 1943 đến tháng 3 năm 1945.
Đồng chí cũng từng là ủy viên Bộ Chính trị
Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa 3 (dự
khuyết từ 1960 đến 1972) và 4
*
Tính đến nay lực lượng CAND đã có 6 đồng chí Bộ trưởng, ngoài đồng chí Trần
Quốc Hoàn đã nêu trên đó là 5 đồng chí Bộ trưởng sau:
* Bộ trưởng
Phạm Hùng
( Bộ trưởng
Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an giai
đoạn 1981-1987): Đồng chí Phạm
Hùng (sinh 11 tháng 6 năm 1912 – mất 10 tháng 3 năm 1988) là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (chức danh
tương đương với Thủ tướng)
của nước Việt Nam
thống nhất, từ năm 1987
đến năm 1988. Sau khi Việt Nam
thống nhất năm 1976, đồng chí được giữ chức vụ Phó Thủ tướng, từ năm 1981 đổi thành Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng. Đồng chí cũng kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) thay
cho Bộ trưởng Trần Quốc
Hoàn từ 1981 đến 1987. Từ tháng 6 năm 1987, được bầu làm Chủ tịch Hội
đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và giữ chức vụ
này cho đến khi mất.
Bộ trưởng Mai Chí Thọ (sinh ngày 15 tháng 7 năm 1922 - mất ngày 28 tháng 5 năm 2007 tại Hà Nội)
(bí danh Năm Xuân, Tám Cao) là Đại tướng Công an Nhân dân Việt Nam đầu tiên, nguyên Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an)
từ năm 1987 đến năm 1991. Tháng 11 năm 1986, đồng
chí được bổ
nhiệm giữ chức vụ Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) và đến tháng 2 năm 1987, đồng
chí làm Bộ
trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an
Việt Nam). Sau đó, đồng chí được phong là Đại tướng
(tháng 5 năm 1989) và trở thành Bộ trưởng đầu tiên của
ngành công an Việt Nam mang hàm Đại tướng.
* Bộ
trưởng Bùi Thiện Ngộ (Sinh: 24 tháng 10
năm 1929 – Mất: 1 tháng 7
năm 2006), nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) giai đoạn 1991 đến 1996. Đồng chí sinh ra tại Tân Định, Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh.
Năm 1986,
đồng chí Bùi Thiện Ngộ được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VI,
được cử làm Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng Thường trực Bộ Nội vụ.
Năm 1991,
đồng chí được bầu là Ủy viên Bộ Chính trị (khóa VII) và được cử giữ chức Bộ trưởng Nội vụ thay đồng chí Mai Chí Thọ. Đồng
chí giữ chức vụ này đến năm 1996. Trong thời gian này, đồng chí còn là đại biểu Quốc hội khóa IX,
và là Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội. Tháng 12 năm 1992
đồng
chí được phong cấp thượng tướng. Ngày 9 tháng 4
năm 2006 đồng chí được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh.
* Bộ trưởng
Lê Minh Hương (sinh
3 tháng 10,
1936 – mất: 23 tháng 5, 2004 ) là Bộ trưởng
Bộ Nội vụ
1996-1998, Bộ trưởng
Bộ Công an
1998-2002.
Đồng chí sinh ngày 3 tháng 10 năm
1936, tại xã Sơn Tân, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Từ năm 1979, đồng chí công tác tại Bộ Nội vụ
giữ các chức vụ: Phó phòng; Cục phó A13 (đến tháng 6 năm 1981); Cục trưởng Cục A13 (đến tháng 2 năm
1988); Phó Tổng cục trưởng
Tổng cục An ninh, kiêm Cục trưởng Cục A13 (đến tháng 10 năm 1988); Quyền Tổng
cục trưởng Tổng cục 5 (đến tháng 6 năm 1989).
Từ tháng 1 năm 1990,
đồng chí được giữ chức Tổng cục
trưởng Tổng cục 5 Bộ Nội vụ; được phong quân hàm Thiếu tướng
tháng 8 năm 1990.
Từ tháng 02 năm 1991,
đồng chí giữ chức Thứ trưởng Bộ
Nội vụ, Ủy viên thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương; đến tháng 6 năm 1991,
được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương
Đảng các khóa VII, VIII, IX. Đồng chí được phong quân hàm Trung tướng
tháng 12 năm 1992.
Tháng 6 năm 1996, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị các khóa
VIII, IX, giữ chức Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (từ
tháng 5 năm 1998 gọi là Bộ Công an) và giữ chức vụ này đến năm 2002. Ông được
phong quân hàm Thượng tướng
tháng 1 năm 1998. Đồng chí là Đại biểu Quốc hội các khóa IX, X, Ủy viên Ủy ban Quốc phòng và An ninh
của Quốc hội khóa IX; Huân chương Quân công hạng Ba, Huân chương Kháng chiến
chống Mỹ cứu nước hạng Nhất; Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.
* Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh (sinh ngày 12 tháng 11 năm 1949) là Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an
Việt Nam hiện nay. Đồng chí được phong hàm đại tướng ngày 9 tháng 1 năm 2005.
Lê Hồng Anh (tên thường gọi Út Anh), sinh tại xã Vĩnh
Bình Bắc, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Đồng chí gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 2 tháng 3 năm 1969.
09/1991-05/1996:
Là Phó
Bí thư thường trực Tỉnh uỷ, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh
Kiên Giang
06/1996-03/2001:
Là Ủy
viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Kiên Giang, Phó Chủ nhiệm
Ủy ban Kiểm tra Trung ương
04/2001-2002: Là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra
Trung ương.
Câu hỏi 3: Bạn hãy cho biết: Những phần thưởng cao
quý của Đảng, Nhà nước tặng cho lực lượng Công an nhân dân (tính đến tháng
12/2009). Những thành tích nổi bật của lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ
đổi mới (từ năm 1986 đến nay).
Trả
lời
I. Những phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước tặng các
tập thể, cá nhân lực lượng Công an nhân dân (tính đến tháng 12/2009)
- 03 Huân chương Sao
Vàng, tặng lực lượng Công an nhân dân (năm 1980, 1985, 2000);
07 Huân chương Sao Vàng, tặng: lực lượng ANND
(1995), lực lượng Tình báo (1995), lực lượng Tình báo (1995), lực lượng CSND
(2003), BTL Cảnh vệ (2003), Tổng cục An ninh (2006), Tổng cục Tình báo (2006),
Lực lượng Bảo vệ Chính trị I (2008);
- 03 Huân chương Sao
Vàng, tặng các đồng chí cố Bộ trưởng (Phạm Hùng, Trần Quốc Hoàn và mai Chí
Thọ);
- 01 Huân chương Hồ
Chí Minh, tặng lực lượng Công an nhân dân (năm 1975);
- 77 Huân chương Hồ
Chí Minh, tặng Công an các đơn vị, địa phương;
- 10 Huân chương Hồ
Chí Minh, tặng cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân;
- 635 lượt tập thể,
321 cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang nhân dân; 01 tập thể và 01 cán bộ Công an nhân dân được phong
tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới;
- Hàng ngàn tập thể
và cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được tặng Huân chương Độc lập, Huân chương
Quân công, Huân chương Chiến công, Huân chương Bảo vệ Tổ quốc. Hàng vạn tập thể
và cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân được tặng Huy chương các loại và Bằng khen
của Chính phủ.
II. Những thành tích nổi bật
của lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay):
Từ
năm 1986 đến nay, đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc trong bối cảnh CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch, phản động ráo riết tiến hành chiến lược
"Diễn biến hoà bình", bạo loạn, lật đổ nhằm phủ định sự lãnh đạo của
Đảng, xoá bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; triệt để lợi dụng các vấn đề
"dân tộc", "tôn giáo", "dân chủ", "nhân
quyền" để kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng Công an nhân dân chủ động nắm chắc tình hình,
kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hoạt động phá hoại
của cá thế lực thù địch, các phần tử cơ hội, giữ vững ổn định chính trị. Từ năm
1997 đến năm 2000 lực lượng Công an đập tan âm mưu khủng bố của tổ chức phản động
lưu vong tại Mỹ, do Nguyễn Hữu Chánh cầm đầu, bắt và truy tố 37 tên phản động,
thu 10.141 tờ truyền đơn, 47 lá cờ nguỵ và nhiều vũ khí, phương tiện hoạt động
của chúng. Tham mưu giúp Đảng, Nhà nước và cấp uỷ, chính quyền các cấp triển
khai, thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng về công tác Công an trong tình hình
mới; tổ chức thực hiện có hiệu quả "Chiến lược bảo vệ an ninh quốc
gia", "Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm",
"Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm ma tuý". Xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân vững mạnh; tham mưu đề xuất và trực tiép giải quyết
nhiều vụ, việc phức tạp liên quan đến vấn đề tôn giáo, dân tộc, an ninh kinh
tế, an ninh nông thôn, an ninh văn hoá - tư tưởng; phối hợp chặt chẽ giữa các
lực lượng nghiệp vụ, bảo vệ an toàn tuyệt đối cá sự kiện chính trị, văn hoá, xã
hội trọng đại của đất nước; chủ động phòng ngừa và liên tục mở nhiều đợt tấn
công, truy quét tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức.
Năm
1996, lực lượng Công an triệt phá băng, nhóm tội phạm hoạt động theo kiểu
"xã hội đen', do Dương Văn Khánh cầm đầu, truy tố 48 bị can. Hai năm 2001
- 2002, lực lượng Công an triệt phá tổ chức tội phạm đặc biệt nguy hiểm hoạt
động theo kiểu "xã hội đen" do Trương Văn Cam cầm đầu, bắt giữ, xử lý
hàng trăm tên tội phạm nguy hiểm. Điều tra, khám phá nhiều vụ án về ma tuý lớn,
điển hình như đường dây buôn lậu ma tuý do Xiêng Phênh - Vũ Xuân Trường cầm
đầu; đường dây buôn lậu ma tuý do Nguyễn Văn Hải cầm đầu. Ngăn chặn và đẩy lùi
tệ nạn xã hội, từng bước thiết lập lại trận tự an toàn giao thông; làm tốt công
tác phòng cháy, chữa cháy; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tham nhũng, buôn
lậu, gian lận thương mại, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, khám phá nhiều vụ án
kinh tế lớn, điển hình như: Vụ tham nhũng tại Trạm kiểm soát Đồng Bành, Lạng
Sơn; vụ tham ô tài sản tại Công ty TAMEXCO; vụ Epco - Minh Phụng; vụ lừa đảo,
cố ý làm trái đặc biệt nghiêm trọng, do Lã Thị Kim Oanh cầm đầu,v.v... góp phần
tạo môi trường chính trị, xã hội ổn định, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội và quá trình hội nhập kinh tế thế giới.
Câu hỏi 4: Hãy
trình bày hoàn cảnh ra đời của lực lượng Công an xã? Nêu tóm tắt những thành
tích nổi bật của lực lượng Công an xã 60 năm qua?
Trả lời
-
H oàn cảnh ra đời của lực lượng Công an xã:
Xác định lực lượng
Công an xã có vị trí chiến lược quan trọng trong công tác giữ gin ANTT ở cơ sở
ngay từ những ngày đầu Đảng, Chính phủ và ngành Công an đã luôn luôn chăm lo
xây dựng, củng cố lực lượng Công an xã về mọi mặt. Ngày 22/11/1945 Chủ tịch
Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ban hành Sắc lênh số 63/SL
về “Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân”. Điều 76 sắc lệnh quy định:
“Công việc trị an ở cấp xã do 1 uỷ viên trong Uỷ ban kháng chiến kiêm hành
chính xã phụ trách”. Việc khẳng định sự cần thiết phải giao công việc trị an ở
cấp xã cho 1 uỷ viên trong Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính xã phụ trách
trong 1 văn bản pháp luật của Nhà nước lúc đó đã chứng tỏ quan điểm chỉ đạo của
Đảng cũng như sự đánh giá đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của việc đảm bảo
trật tự, trị an trong việc thực hiện chức năng chuyên chính của chính quyền
cách mạng ở nông thôn. Đây là quy định có tính pháp lý đầu tiên đặt nền móng
cho việc xây dựng tổ chức và hoạt động của lực lượng công an xã sau này.
Trong thời kỳ khang
chiến chống thực dân Pháp, nhiều địa phương đã xây dựng được đội ngũ cán bộ làm
nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở cơ sở với các tên gọi khác nhau. Ở Hà Tĩnh, tháng
10/1947 Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính tỉnh đã ban hành Nghị quyết số
10/NQ-KC về xây dựng Ban Công an xã trong toàn tỉnh bao gồm: Trưởng Công an xã,
Phó Công an xã và các Công an viên. Có thể khẳng định rằng: Đây là văn bản đầu
tiên nói về tổ chức Công an xã được ban hành bởi 1 cấp chính quyền tỉnh căn cứ
theo yêu cầu thực tế của địa phương. Ngảy 9/3/1948 Bộ trưởng Bộ nội vụ ra Thông
tư số 113/NV-CT về việc tiếp tục củng cố và tăng cường công tác trị an ở các
xã, thôn trong toàn quốc. Theo thông tư 113/NV-CT, công việc trị an ở các xã,
thôn cần được tăng cường để đối phó với những cuộc tấn công của địch. Bộ Nội vụ
yêu cầu các uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính xã cử 1 uỷ viên chuyên phụ trách
công tác trị an của xã gọi là uỷ viên trật tự (Trưởng ban trật tự xã). Nếu xã
có nhiều thôn cách biệt thì mỗi thôn có thể cử ra 1 trật tự thôn do Uỷ ban
kháng chiến kiêm hành chính xã chọn ra trong những người khoẻ mạnh và có tinh
thần vững chắc.
Khi cuộc kháng chiến chống thực dân
phấp của nhân dân ta ngày càng thu được nhiều thắng lợi vùng tự do, vùng mới
giải phóng ngày càng đươc mở rộng thì yêu cầu công tác bảo vệ căn cứ và hậu
phương ngày càng cao. Để đáp ứng yêu cầu cách mạng trong giai đoạn mới phục vụ
công tác tiếp quản và quản lý vùng mới giải phóng, ngày 10/10/1950, bộ nội vụ
ban hành nghị định số 438-NV về “Tổ chức Ban Công an xã”, Nghị định nêu rõ:
“Thành lập tại mỗi xã trong toàn quốc một ban công an gọi là Ban công an xã,
nằm trong tổ chức Việt Nam Công an vụ đặt dưới quyền điều khiển trực tiếp của
Uỷ ban kháng chiến kiêm hành chính xã, dưới quyền điều khiển chuyên môn của Ty
Công an tỉnh và quận Công an huyện nếu có uỷ quyền của Công an tỉnh”. Nghị định
số 438 là văn bản pháp luật đầu tiên quy định rất cụ thể, toàn diện, đầy đủ về
tên gọi, tổ chức, nhiệm vụ và chế độ, chính sách cho Công an xã trong phạm vi
cả nước. Nghị định 438 đã tạo bước ngoặt, đặt nền móng quan trọng trong việc
củng cố xây dựng tổ chức và hoạt động của Công an xã sau này. Trong quy định
của Nghị định số 438 có một số điểm Đáng chú ý: Ban Công an xã nằm trong hệ
thống của Việt Nam Công an vụ nhưng lại chịu sự lãnh đạo “song trùng” (Đặt dưới
quyền điều khiển trực tiếp của chính quyền xã và dưới quyền điều khiển chuyên
môn của nghành Công an).
Từ năm 1954, miền Bắc hoàn toàn giải
phóng bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục đấu tranh
chống đế quốc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai. Trung ương Đảng, Chính phủ có nhiều
chủ trương chỉ đạo về xây dựng lực lượng Công an nhân dân và nhiệm vụ giữ gìn
an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong thời kỳ này phong trào “Bảo mật
phòng gian” “Bảo vệ trị an” được phát động và phát triển rộng khắp ở cả 2 miền,
lực lượng Công an xã được quan tâm chăm lo xây dựng, củng cố về mọi mặt. Hầu
hết các địa phương ở miền Bắc đều củng cố xây dựng lực lượng Công an xã gắn với
đẩy mạnh phong trào bảo vệ trị an, bảo mật phòng gian; các địa phương ở miền
Nam củng cố các ban an ninh xã gắn với đẩy mạnh các cuộc đấu tranh chính trị,
chống càn, phá ấp chiến lược, diệt ác phá kìm… Trong thời kỳ này, Bộ Công an có
nhiều văn bản chỉ đạo xây dựng, củng cố lực lượng Công an xã như: Chỉ thị số
839/CT ngày 30/5/1964 về tăng cường và củng cố lực lượng Công an xã;
Chỉ thị số 64/CT-B89
về việc đẩy mạnh phong trào bảo vệ trị an, xây dựng xã vững mạnh về chính trị
và trật tự về an ninh, trong đó có yêu cầu đẩy mạnh công tác xây dựng Công an
xã “4 tốt”, sơ kết công tác xây dựng và tổ chức chỉnh huấn cho Công an xã; Chỉ
thị số 82/CT-B89 (tháng 5/1970) về “Nhiệm vụ Công an phục vụ cuộc vận động phát
huy dân sự, tăng cường chế độ làm chủ tập thể của tổ chức xã viên ở nông thôn,
đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, phát triển toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc”; Chỉ
thị số 97/CT-B89 (ngày 21/01/1971) về việc đẩy mạnh phong trào bảo vệ trị an và
cũng cố Công an xã; Quyết định số 07/QĐ-CA (ngày 22/01/1971) ban hành bản điều
lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và lề lối làm việc của Công an xã; Quy
đinh số 08/CA-QD (ngày 21/01/1971) quy định nhiệm vụ quyền hạn của Trưởng ban,
Phó ban và Uỷ viên Công an xã được phép xây dựng và sử dụng mạng lưới cơ sở bí
mật ở nơi cần thiết.
Sau ngày 30/4/1975,
Miền nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội,
Đảng, Chính phủ chủ trương tăng cường lực lượng Công an nhân dân để đáp ứng
nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới, ngày 12/6/1981 Chính phủ ban hành Nghị
định số 250/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Bộ Nội vụ (nay là Bộ
Công an). Cùng với việc tổ chức triển khai lực lượng chính quy, ngày
20/12/1981, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Quyết định tạm
thời số 114/QĐ-BNV về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Công an xã, điều 1 xác
định: “Công an xã thuộc Uỷ ban nhân dân xã là công an cấp cơ sở có trách nhiệm
tiến hành các biện pháp đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra trấn áp mọi
hoạt động của bọn phản cách mạng và bọn tội phạm khác”. Về tổ chức Công an xã,
điều 4 quy định gồm có: Trưởng Công an xã, từ 2-3 Phó Công an xã, mỗi đội sản
xuất, xóm, thôn, bản, làng có 1-3 Công an viên. Trưởng Công an xã do Hội đồng
nhân dân xã cử, Phó Công an xã do Uỷ ban nhân dân xã cử, Trưởng, Phó trưởng
Công an xã đều do Uỷ ban nhân huyện công nhận sau khi thống nhất với Trưởng
Công an huyện. Đây là quy định mới sau khi cả nước thống nhất, quy định này kế
thừa những quy định trước đây về Công an xã song có bước tiến mới, các quy định
về chức năng, nhiệm vụ của Công an xã cụ thể, đầy đủ hơn, phù hợp với tình hình
cách mạng ở nông thôn trong thời kỳ đó. Tuy nhiên, Quyết định số 114/QĐ-BNV của
Bộ Nội vụ cũng chưa đề cập đến chế độ, chính sách cho Công an xã, điều đó cũng
ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động cũng như xây dựng tổ chức của lực lượng Công an xã. Sau 8 năm
thực hiện Quyết định số 114/QĐ-BNV, ngày 12/10/1989 Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công
an) ban hành Quyết định số 137/QĐ-BNV (X13) về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và
lề lối làm việc của Công an xã. Quyết định số 137/QĐ xác định “Công an xã là
công cụ chuyên chính trọng yếu của Đảng, chính quyền cấp xã, là lực lượng Công
an cơ sở có trách nhiệm giúp cấp Uỷ và UBND xã tiến hành các biện pháp phát
động mạnh mẽ phong trào quần chúng xây dựng, cũng cố vững chắc nền tảng bảo vệ
an ninh, trật tự, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh trấn áp mọi hoạt
động của bọn phản cách mạng và các loại tội phạm khác, giữ vững an ninh quốc
gia và an toàn xã hội, nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tính mệnh, nhân phẩm và tài sản của nhân
dân trong xã. Quyết định số 137/QĐ-BNV (X13) quy định Công an xã có 8 nhiệm vụ,
không quy định quyền hạn của Công an xã nói chung mà quy định 8 quyền hạn của
Trưởng Công an xã. Về tổ chức Công an xã cơ bản giữ nguyên như quy định trong Quyết
định số 114/QĐ-BNV, chỉ khác là trong số Phó trưởng Công an xã có 1 đồng chí
Phó trưởng Công an xã thường trực do Trưởng Công an huyện điều động Công an
chính quy về làm Phó Công an xã thường trực theo Quyết định số 136/QĐ-BNV (X13)
ngày 12/10/1989 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ (sau 3 năm thực hiện mô hình này, Bộ
quyết định rút hết số Phó Công an xã thường trực về thành lập Đội cảnh sát phụ
trách xã và xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh, trật tự thuộc công
an huyện).
Để khắc phục những
thiếu sót trong các văn bản trước đây có liên quan đến lực lượng Công an xã,
ngày 28/11/1989 Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Quy định số
10/BNV (X13) về một số chế độ, chính sách đối với Công an xã, theo quy định này
Công an xã được hưởng phụ cấp sinh hoạt phí hàng tháng theo quy định chung của
Nhà nước đối với cán bộ cơ sở, ngoài ra, tuỳ tình hình ngân sách địa phương có
thể phụ cấp thêm cho Công an xã do chính quyền địa phương quyết định. Ngoài ra
Quy định số 10/BNV (X13) còn quy định khá đầy đủ về các chính sách như: Thương
binh, liệt sỹ, chế độ được hưởng khi tham dự các lớp huấn luyện nghiệp vụ; chế
độ nghỉ việc, chính sách khen thưởng, kỷ luật… tuy nhiên đó chỉ là quy định của
Bộ Nội vụ nên hiệu lực thi hành không cao. Vì vậy, thực tế ở địa phương nào
kinh tế phát triển, thu nhập cao hoặc chính quyền địa phương quan tâm thực sự
thì cũng chỉ chi trả phụ cấp đến Phó Công an xã và một số công an viên thường
trực. Thực tể chỉ có Trưởng Công an xã mới được hưởng phụ cấp theo quy định của
Nhà nước đối với cán bộ cơ sở. Các chính sách khác về thương binh, liệt sỹ, bảo
hiểm xã hội, y tế, khen thưởng cũng thực hiện không thống nhất và còn nhiều bất cập.
Trước yêu cầu nhiệm
vụ bảo vệ an ninh trật tự ở nông thôn trong thời kỳ đổi mới, Quốc hội khoá X đã
có dự án xây dựng pháp lệnh về Công an xã và được Bộ Chính trị (khoá VIII) chỉ đạo: Trước mắt cần ban hành
Nghị định của Chính phủ để thực hiện và tổng kết sẽ xây dựng pháp lệnh. Thực
hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 23/6/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 40/1999/NĐ-CP về Công an xã, xác định Công an xã là lực lượng vũ trang bán
chuyên trách đồng thời cho Trưởng và Phó trưởng Công an xã được hưởng chế độ,
chính sách như cán bộ chuyên trách cấp xã, công an viên được hưởng phụ cấp bằng
1/3 phụ cấp của Trưởng Công an xã. Nghị định 40/CP của Chính phủ đã cơ bản giải
quyết được những khó khăn, vướng mắc về chức năng, nhiệm vụ, chế độ, chính sách
cho Công an xã. Thực hiện Nghị định số 40/NĐ-CP, lực lượng Công an xã đã được
cũng cố kiện toàn về mọi mặt, toàn quốc hiện có 115.036 đồng chí Công an xã
(trong đó có 9.345 Trưởng Công an xã, có 11.013 Phó trưởng Công an xã và 94.678
công an viên. Qua 9 năm triển khai thực hiện Nghị định số 40/1999/NĐ-CP của
Chính phủ về Công an xã, lực lượng Công an xã trong toàn quốc từng bước được
cũng cố, kiện toàn đã trưởng thành nhiều mặt. Hiện nay mô hình tổ chức đã thống
nhất trong toàn quốc. Hầu hết Trưởng, Phó Công an xã và Công an viên được huấn
luyện theo chương trình của Bộ. Các chế độ, chính sách nhìn chung được đảm bảo hơn
trước. Các mặt công tác của Công an xã có bước phát triển đã góp phần cùng lực
lượng CAND tiếp tục giữ vững sự ổn định về chính trị, giữ gìn TTATXH ở cơ sở.
Tuy nhiên, thực trạng lực lượng Công an xã hiện nay còn nhiểu khó khăn, bất
cập, yếu kém: Từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 114/2003/NĐ-CP và Nghị
định 121/2003/NĐ-CP xác định Phó trưởng Công an xã và Công an viên là cán bộ
không chuyên trách và theo đó Phó trưởng Công an xã không được hưởng chế độ,
chính sách như quy định của Nghị định số 40/CP đã ảnh hưởng trực tiếp tới tư
tưởng và hiệu qủa công tác của Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
Để từng bước xây
dựng Công an xã vững mạnh về mọi mặt, tiến tới tính chuyên nghiệp lâu dài, Luật
Công an nhân dân (số 54/2005/QH11 ngày 29/11/2005) xác định Công an xã là một
cấp trong hệ thống tổ chức của Công an nhân dân; Công an xã là lực lượng vũ
trang bán chuyên trách làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, chịu sự lãnh đạo trực tiếp,
toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân xã và sự
chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên. Tổ chức, hoạt động, trang
bị, trang phục, đào tạo, bồi dưỡng và chế độ, chính sách đối với Công an xã do
pháp luật quy định. Việc xác định Công an xã là một cấp trong hệ thống tổ chức
CAND ngang với Công an phường, công an thị trân là một điểm mới trong hệ thống
tổ chức CAND được quy định bằng luật. Bởi vì, cho đến thời điểm ban hành Luật
CAND, các văn bản dưới luật cũng chỉ xác định Công an phường là cấp Công an cơ
sở. Điều này một lần nữa khẳng định vị trí, vai trò của Công an xã trong hệ
thống tổ chức của CAND.
Thực hiện Luật Công
an nhân dân, ngày 21/11/2008, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh
Công an xã, hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009. Việc ban hành pháp lệnh
pháp lệnh Công an xã là một bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của
Nhà nước ta, tạo cơ sở pháp lý mới bảo đảm xây dựng tổ chức và nâng cao hiệu
quả hoạt động của Công an xã, xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng lực lượng, giám sát hoạt động và phối hợp
với công an xã trong bảo đảm ANTT ở cơ sở, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Ngày 07/9/2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 73/NĐ-CP quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành pháp lệnh Công an xã. Ngày 08/4/2010, Bộ Công an
ban hành Thông tư số 12/2010/TT-BCA hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp
lệnh Công an xã và Nghị định số 73/NĐ-CP của Chính phủ. Việc ban hành pháp lệnh
về Công an xã nhăm hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động và chế độ,
chính sách đối với lực lượng Công an xã trong thời điểm hiện nay có ý nghĩa
quan trọng đối với lực lượng Công an xã và nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở cơ sở, đáp
ứng yêu cầu bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội ở địa bàn nông
thôn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong năm 2010, năm
có nhiều sự kiện trọng đại của dân tộc. Cùng với không khí cả nước thi đua lập
thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của dân tộc, chào mừng Đại hội Đảng các
cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; Bộ Công an sẽ tổ chức kỷ niệm 65 năm
ngày thành lập Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2010), 5 năm ngày hội toàn
dân bảo vệ ANTQ (19/8/2005 – 19/8/2010) gắn với 60 năm ngày truyền thống của
lực lượng Công an xã (10/10/1950 – 10/10/2010); Trong đó có các hoạt động như
tổ chức Hội thi Công an xã giỏi toàn quốc lần thứ II, tổ chức gặp mặt Công an
xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan doanh nghiệp và những người có thành tích
xuất sắc trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ, trong phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ…
Phát huy truyền
thống vẻ vang qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Công an xã nguyện
tiếp tục học tập thực hiện nghiêm túc 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân; thực
hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh-CAND
vì nước quên thân, vì dân phục vụ”; quán triệt thực hiện nghiêm túc đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; làm tốt công tác dân vận; tiếp tục
nêu cao và phát huy truyền thống vẻ vang của lực lượng Công an xã 60 năm qua,
đoàn kết xây dựng Công an xã thực sự trong sạch, vững mạnh, thi đua lập thành
tích xuất sắc phấn đấu hoàn thành mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân
giao phó xứng đáng là lực lượng tin cậy của Đảng, Nhà nước, là lực lượng nòng cốt
tin cậy của nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ ANTQ.
- Tóm
tắt những thành tích nổi bật của lực lượng Công an xã 60 năm qua:
Lực lượng Công an xã
được hình thành từ những ngày đầu thành lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà
và gắn liền với việc chiến đấu, bảo vệ chính quyền cách mạng cơ sở. Trải qua 60
năm xây dựng và trưởng thành, lực lượng Công an xã đã sát cánh cùng Công an
nhân dân hoàn thành suất sắc nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, góp phần
tích cực vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Những đóng góp to lớn của lực lượng Công an xã 60 năm qua đã được Đảng,
Nhà nước và nhân dân ghi nhận: 73 tập thể, 17 cá nhân Công an xã được Nhà nước
phong tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, 409 tập thể và 129 cá nhân
Công an xã được tặng Huân chương các loại và bằng khen của Chính phủ. Nhiều
gương Công an xã dũng cảm hi sinh xương máu trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.,
trong đấu tranh phòng chống tội phạm đã được nhân dân cảm phục. Chỉ tính từ khi
thực hiện Nghị định số 40/CP của Chính phủ về Công an xã (1999) đến nay đã có
56 trường hợp hi sinh, 444 trường hợp bị thương trong khi thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở.
Câu 5: Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc là ngày, tháng,
năm nào? Bạn sẽ làm gì để “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đạt kết
quả tốt hơn?
Trả lời
A - Ngày 13/6/2005 Thủ
tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 521/QĐ-TTg, về việc lấy ngày 19/8 hằng
năm là Ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", Hằng năm, vào dịp 19/8 cấp uỷ, chính quyền các
cấp đã chỉ đạo tổ chức tốt
Ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" với nhiều hoạt động phong
phú, như: mít tinh, diễu hành, biểu dương lực lượng quần chúng; gặp mặt, tôn
vinh các điển hình tiên tiến, trao tặng Kỷ niệm chương cho các cá nhân có nhiều
cống hiến trong sự nghiệp bảo vệ An ninh Tổ quốc; tổ chức "Diễn đàn Công
an lắng nghe ý kiến nhân dân"; tổ chức hội thảo, toạ đàm, thi nghiệp vụ
Công an xã, bảo vệ dân phố, dân phòng giỏi. Các hoạt động trên được tổ chức sôi
động, hiệu quả, thiết thực ở cả 3 cấp (cơ sở, huyện, tỉnh, thành phố) đã thực
sự trở thành ngày hội biểu dương sức mạnh của quần chúng nhân dân đối với sự
nghiệp bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Thông
qua phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" 5 năm qua, các tầng
lớp nhân dân đã cung cấp hàng vạn nguồn tin liên quan đến an ninh trật tự, giúp
lực lượng Công an điều tra khám phá hàng chục ngàn vụ án; cảm hoá, giáo dục
hàng vạn đối tượng tại gia đình và địa bàn dân cư, giúp đỡ, tạo điều kiện cho
những người lầm lỗi hoàn lương, tái hoà nhập cộng đồng. Xây dựng nhiều mô hình
tự quản về an ninh trật tự tại cơ sở, như: "Khu dân cư an toàn về an ninh
trật tự", "Thôn, xóm bình yên, gia đình hoà thuận", "Dòng
họ quản lý giáo dục con em không vi phạm pháp luật", "Tổ an ninh nhân
dân", "Tổ liên gia tự quản về an ninh trật tự", "Đội thanh
niên xung kích an ninh", "Trường học bình yên, không có tội phạm vệ
và tệ nạn xã hội", "Câu lạc bộ gia đình không có người vi phạm pháp
luật", "Câu lạc bộ phòng chống lây nhiễm HIV", "Câu lạc bộ
tìm hiểu pháp luật", v.v...
B - Bạn sẽ làm gì để “Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đạt
kết quả tốt hơn:
Là một cán bộ công
an, để “Ngày hội
toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” đạt kết quả tốt bản thân tôi thấy
minh cần phải dựa vào chức trách, nhiệm vụ của mình tham mưu cho cấp uỷ, chính
quyền, các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội đã tập trung tuyên truyền,
giáo dục giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, tầm quan
trọng của ngày hội "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", tạo chuyển biến
mới về nhận thức của cấp uỷ, chính quyền các cấp đối với công tác an ninh trật
tự, đa dạng hoá các hình thức tập hợp, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân
tham gia có hiệu quả phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc",
xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc tại địa bàn cơ sở, góp phần giữ
vững sự ổn định chính trị của đất nước, thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".
Có trách nhiệm tham
mưu, hướng dẫn xây dựng lực lượng Công an xã, bảo vệ dân phố, bảo vệ cơ quan,
doanh nghiệp trong sạch, vững mạnh, hướng về cơ sở và địa bàn dân cư; triển
khai, thực hiện tốt cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh - Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ" và phong
trào thi đua "Công an nhân dân học tập, thực hiện 6 Điều Bác Hồ dạy".
Câu 6: Hãy viết 1 bài không quá 1.500 từ theo 1 trong 2 chủ đề sau:
a. Gương người tốt, việc tốt trong lực lượng Công an (kể cả lực lượng an ninh cơ sở) của tỉnh Bắc Kạn
trong thời kỳ đổi mới mà bạn ấn tượng nhất.
Trả lời
Đồng chí Ngô Ngọc Tú
Gương sáng trong công tác giữ gìn ANTT tại cơ sở
Sau những năm chiến đấu tại
chiến trường Biên giới Tây Nam, Đồng chí Ngô Ngọc Tú xuất ngũ về địa phương là
xã Vi Hương – Bạch Thông và tiếp tục tham gia công tác tại địa phương. Trên mặt
trận mới đồng chí được nhân dân cũng như cấp ủy địa phương tin tưởng, sau đó
được bổ nhiệm làm Trưởng Công an xã từ năm 2001 đến nay.
Ảnh: Trưởng Công an xã Ngô Ngọc Tú
Tâm sự với chúng tôi, Đồng
chí Ngô Ngọc Tú cho biết: Với vai trò Trưởng công an xã thì cần phải xây dựng
kế hoạch, phương án đấu tranh khi có tình huống xảy ra; tham mưu kịp thời cấp
uỷ, chính quyền, phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể ở xã triển khai
các biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa các loại tội phạm.
Năm 2009, 2010 ban Công
an xã đã kết hợp các đoàn thể như ban Tư pháp, ban Văn hóa, Đoàn Thanh niên.
Hội Phụ nữ, Hội Nông dân lập kế hoạch và tổ chức tuyên truyền về phòng chống
tội phạm, đảm bảo giao thông đường bộ… thu hút trên 3.500 lượt người tham gia.
Đối với tình hình ANTT
tại xã nổi lên các tụ điểm mua bán ma túy, đồng chí đã báo cáo Công an huyện tổ
chức bắt 4 vụ mua bán trái phép chất ma túy gồm 5 bị can. Gần đây nhất , ngày
27 -7 -2010 sau khi nhận được tin báo của Trường Mầm non xã Vi Hương bị mất
nhiều tài sản như Máy vi tính, đàn Ocgan, thiết bị dạy học trị giá khoảng 25
triệu đồng, đồng chí đã khẩn trương nắm tình hình và cung cấp cho Công an huyện
làm rõ thủ phạm là Nguyễn Đình Truyền – 1990 – trú tại Nà Pái – Vi Hương, thu
hồi toàn bộ vật chứng của vụ án.
Đồng chí còn tham gia
hòa giải các vụ mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, giải toả hành lang an toàn
giao thông..., phối hợp các xã giáp ranh thực hiện tốt quy chế giữ gìn an ninh,
trật tự, góp phần giữ vững an ninh chính trị địa bàn, củng cố được lòng tin của
nhân dân đối với lực lượng vũ trang của xã.
Ngoài công tác chuyên
môn, Trưởng Công an xã Ngô Ngọc Tú còn chú trọng xây dựng lực lượng bảo vệ xã
gắn với phong trào “Thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân”, cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên
thân, vì dân phục vụ”.
T hực
hiện đề án “2 yên 3 giảm’’ ở địa phương, qua đó khơi dậy ý thức, trách nhiệm
của lực lượng công an đối với nhân dân.
Nhờ những cố gắng trong
nhiệm vụ được giao, đến nay tình hình an ninh trật tự trên địa bàn xã Vi Hương
đã có nhiều chuyển biến, các tệ nạn xã hội, ma tuý, AIDS/ HIV... từng bước được
đẩy lùi.
Những đóng góp của
Trưởng Công an xã Ngô Ngọc Tú được các cấp ghi nhận, nhiều lần được biểu dương,
khen thưởng. Tại Lễ kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống CAND Ban Công an xã Vi
Hương và cá nhân đồng chí đã được Chủ tịch UBND huyện tặng giấy khen./.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ