Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

8 loại thực vật giải độc tốt nhất trong mùa hè


2012-06-24 14:50:20     CRIonline

Hiện nay, đã bước sang mùa nóng nhất trong năm. Ánh nắng chói chay không những khiến mọi người mệt mỏi, mà còn có thể khiến bạn chán ăn. Nước lạnh có thể giải khát nhưng lại ảnh hưởng tới dạ dày, kem vừa ngon vừa mát nhưng lượng ca-lo lại khá nhiều...Vậy thì, có thức ăn gì vừa dinh dưỡng vừa giải khát không? Dưới đây là 8 loại thực phẩm, các bạn có thể ăn thường xuyên trong mùa hè.Gia vị tốt nhất –dấm
Đọc thêm »

Nhãn:

Thứ Bảy, 23 tháng 6, 2012

Giấy khai sinh cho con

Theo VN Express: Khoảng 5 tháng tuổi, con bạn có thể nhấc đầu lên cao, chống tay, cong lưng lại và nhấc ngực lên khỏi mặt đất, và bé có thể đá chân và bơi bằng hai tay. Tất cả những hoạt động này giúp các cơ bắp của bé tiếp tục phát triển. Khi bé khoảng 6 tháng tuổi, bé sẽ học lẫy.
Vậy sao con mình mới có hơn 20 ngày đã tập lẫy nhỉ?
Đọc thêm »

Nhãn:

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Các nhà du hành vũ trụ của các nước xã hội chủ nghĩa


Cоциалистические космонавты

12 Апр, 2011 at 6:40 PM
Nguồn: abra-akbar
Kichbu post on thứ tư, 13.04.2011

Dưới thời Xô Viết đã thực hiện chương trình “Intercosmos”, theo đó các nhà du hành vũ trụ các nước xã hội chủ nghĩa đã bay vào vũ trụ.


1. Vladimir Remek (Tiệp Khắc). Chuyến bay 2-10 tháng ba 1978.
2. Miroslav Germanshevsky (Ba Lan). Chuyến bay tháng sáu-tháng bảy 1987.
3. Zigmund Jen (CHDC Đức). Chuyến bay vào tháng tám 1978.
4. Georgy Ivanov (Bungari). Chuyến bay tháng tư 1979.
5. Bertalan Farkash (Hungary). Chuyến bay tháng năm-tháng sáu 1980.
6. Phạm Tuân (Việt Nam). Chuyến bay tháng sáu 1980.
7. Arnaldo Tamaio Mendes (Cuba). Chuyến bay tháng chín 1980.
8. Dzugderdemidijn Gurragcha (Mông Cổ). Chuyến bay tháng ba 1981.
9. Dumitry Ppunariu (Rumynia). Chuyến bay tháng năm 1981.


Vẻn vẹn chín người!

Nhãn: ,

Thứ Ba, 19 tháng 6, 2012

Video và ảnh con yêu Nguyệt Minh

Xem video con yêu trên You tube:
http://www.youtube.com/watch?v=_EEyYD9rBUo&feature=plcp

Ảnh chụp ngày 19/6/2012:

Đọc thêm »

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Con yêu 20 ngày tuổi

Con thật là ngoan, cả ngày chỉ khóc tổng cộng đúng 5 phút
Đọc thêm »

Nhãn:

Đường lên Pác Nặm quanh quanh..........

Bắt đầu lên đèo Xuân La
Đọc thêm »

Nhãn:

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Ảnh hài hước




Vào phần đọc thêm dưới đây để xem tiếp...............
Đọc thêm »

Nhãn:

Bộ trưởng Nga đề nghị chôn cất Lenin


Cập nhật: 20:56 GMT - chủ nhật, 10 tháng 6, 2012
Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ
An táng thi hài Lenin là một chủ đề gây tranh cãi ở Nga
Tân Bộ trưởng Văn hóa Nga đề xuất đưa thi hài lãnh tụ cộng sản Lenin ra khỏi lăng để chôn cất và biến lăng thành bảo tàng.
Ông Vladimir Medinsky trả lời phỏng vấn của đài Tiếng vọng Moscow hôm 9/6.
Thi hài được ướp của Vladimir Lenin, người sinh năm 1870, được giữ trong lăng tại Quảng trường Đỏ từ năm 1924 và tiếp tục được mở ra cho công chúng viếng thăm hơn hai thập niên sau khi Liên Xô tan rã.
Hôm thứ Bảy, 09/6/2012, tân Bộ trưởng Văn hóa Nga, người được cho là gần gũi với đương kim Tổng thống Vladimir Putin, nói rằng "Việc Lenin không được an nghỉ 88 năm sau khi ông chết là quá đáng."
Người từng nắm giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Văn hóa của Quốc hội Nga kêu gọi để Lenin được an táng trong một ngôi mộ bình thường như Lenin từng yêu cầu.
"Có thể khi đó sẽ có sự thay đổi tốt hơn cho cuộc sống của chúng ta," tân Bộ trưởng Văn hóa Nga nói.
Ông Medinsky gợi ý rằng nhà lãnh đạo cuộc cách mạng dẫn tới nền độc tài vô sản ở Liên Xô cũ từ năm 1917 cần được tiễn đưa trong một nghi lễ và có sự thừa nhận vai trò như một nguyên thủ quốc gia của ông.
Nếu điện Kremlin tán thành an táng Lenin, ngôi mộ của ông có thể sẽ đặt bên cạnh mộ của mẹ ở St Petersburg.
'Chủ đề không mới'
Theo bình luận từ BBC Tiếng Nga, chủ đề đưa Lenin ra khỏi lăng và chôn cất đã xuất hiện từ sau khi Liên Xô giải thể cuối năm 1991.
Trong số những người được cho là có ý kiến ủng hộ việc an táng Lenin có cựu Tổng thống Liên bang Xô Viết và người trước đó là cựu Tổng bí thư cuối cùng của Đảng Cộng sản Liên Xô, ông Mikhail Gorbachev.
Đức Thượng phụ Giáo Hội Chính thống Nga Alexyi II cũng được cho là tán thành việc an táng.
Vladimir Medinsky
Vladimir Medinsky đã từng gây dư luận với loạt sách về lịch sử Nga
Ông Putin từ nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên đã tỏ ra "phân vân" về việc có nên đưa thi hài Lenin ra khỏi lăng để chôn hay không.
Một số nhà quan sát cho rằng khi đó ông đã quan ngại về phản ứng của một bộ phận dân chúng lớn tuổi ở Nga vốn coi Lenin như một biểu tượng của Liên Xô cũ và chủ nghĩa cộng sản.
Hồi cuối năm 2011, Đảng Nước Nga thống nhất cầm quyền của ông Putin, khi đó là Thủ tướng, đã mở một cuộc điều tra xã hội, thăm dò ý kiến về việc có nên đưa Lenin ra khỏi lăng hay không.
Trong số các ý kiến ủng hộ việc chôn cất Lenin, một số lý do có thể xuất phát từ việc cho rằng Lenin là một "lãnh tụ chính trị độc tài" và thậm chí là một "bạo chúa đẫm máu" phải chịu trách nhiệm về cuộc thảm sát Sa hoàng cuối cùng của Nga và gia đình ông.
Những người này còn cáo buộc Lenin phải chịu trách nhiệm về cái chết và sự lưu đày của hàng triệu người Nga hoặc những người chống lại chế độ chuyên chế vô sản Bolshevik ở Liên Xô cũ do chính Lenin thiết lập.
Tuy nhiên, theo một bình luận được BBC Tiếng Nga giới thiệu, chủ đề mà tân Bộ trưởng Medinsky đưa ra là "không mới" và "không thời sự", nhưng thời điểm lại có thể trong "một tính toán" nhằm "thu hút sự chú ý nào" đó với cá nhân ông.
Vị bộ trưởng này vốn là một nhà nghiên cứu lịch sử không chuyên được công chúng biết đến qua loạt sách “Những huyền thoại nước Nga”, “xét lại” nhiều vấn đề lịch sử.
Tờ nhật báo Kommersant năm 2009 đưa tin loạt sách này là sách lịch sử "được bán rộng rãi nhất" tại Nga.
Ông từng tuyên bố cáo buộc bài Do thái ở Nga thời Sa hoàng và Cộng sản bị phóng đại.
Cũng theo ông, quân Liên Xô chỉ “sát nhập” các nước Baltic và Ba Lan chứ chẳng phải là xâm lược.
Theo truyền thông Nga, năm ngoái khi ông Medinsky bảo vệ bằng tiến sĩ, các blogger nói nhiều đoạn trong luận văn là “thuổng” từ các nguồn khác.
Ông là một nghị sĩ của đảng Nước Nga Thống nhất từ 2004 đến 2011, và phần lớn sự nghiệp là làm trong ngành giao tế nhân sự.
Báo giới ở Nga xem ông là người trung thành của đảng này.( theo BBC)

Nhãn:

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Con gái tròn 2 tuần tuổi














Dì Hồng Hảo

Con đã đòi Điện thoại để Online

Thêm chú thích



Khôngđỡ được


Nhãn:

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Những tài liệu, hình ảnh mới công bố về quan hệ Việt Nam-Liên xô:



Những năm gần đây, các tài liệu lưu trữ của Đảng cộng sản Liên xô bắt đầu được "giải mật", trong đó các các tài liệu liên quan đến quan hệ Việt-Xô, ngay từ những ngày đầu trứng nước.
Tạp chí "Liên xô ngày xưa" xin giới thiệu với các bạn một số tài liệu trong số đó, các tài liệu này đều được lấy từ trang http://www.rusarchives.ru:
1. Đây là Văn kiện đánh dấu việc Liên xô đồng ý thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam dân chủ cộng hòa: Biên bản số 72, ghi quyết định của Bộ chính trị Đảng cộng sản toàn Nga (bolshevich) từ 10/12/1949 đến 7/2/1950. Trong đó mục 372, điểm 1 ghi rõ: Chấp thuận đề nghị của Bộ ngoại giao Liên xô về việc thiết lập quan hệ ngoại giao và trao đổi cấp đại sứ giữa Liên xô và Việt Nam dân chủ cộng hòa:

Đọc thêm »

Nhãn:

Hươu dự đoán Nga sẽ vào vòng bán kết Euro-2012




Hươu dự đoán Nga sẽ vào vòng bán kết Euro-2012
© Photo: lapland.zapoved.ru
In bàiGửi mail cho bạnBổ sung vào blog
Động vật mang  bí danh Kharuk sống ở vùng Syktyvkar. Những người  chủ sở hữu của chú hươu này định  dùng nó như “nhà tiên tri” kiểu như  bạch tuộc Paul. Người ta cho biết chú hươu đã được mời lựa chọn ba chậu đựng táo và cà rốt. Trước các chậu họ đặt sẵn ba phong bì có ghi chú “tứ kết”, “bán kết” và “chung kết” trước đó đã được xáo sẵn. Con hươu đã tiến đến chậu có  phong bì “bán kết”.
Giải vô địch bóng đá Châu Âu sẽ được tổ chức tại Ba Lan và Ukraina. Còn 2 ngày nữa giải sẽ khai mạc. Trong giai đoạn đấu theo nhóm, Nga sẽ gặp đội Séc, Ba Lan và Hy Lạp( theo ruvr.ru)

Nhãn: , ,

Con 12 ngày tuổi

Đọc thêm »

Những cánh đồng

Cánh đồng Nà Phải, Phương Linh


Xa xa là phía cánh đồng Phủ Thông






Cánh đồng Hà Hiệu


Là một cánh đồng lớn


một vựa lúa của huyện Ba Bể


Đường lên thôn Cốc Lót- nhà ông nội

Nhãn: ,

Cẩu xe tai nạn tại Đèo Giàng

Ngày 6/6/2012 chủ xe đã tiến hành cẩu chiếc xe ôtô biển kiểm soát 89C - 006.28  từ dưới vực lên (chở khoảng 50 tấn phân đạm, đang lưu thông trên Quốc lộ 3, hướng Cao Bằng – Hà Nội đến Đèo Giàng, đoạn km 179+400 thuộc địa phận xã Phương Linh, huyện Bạch Thông thì lao xuống vực làm chết 2 người vào ngày 3/6/2012):



Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Một tháng bên bờ biển Việt Nam


Một tháng bên bờ biển Việt Nam

Photo: EPA
In bàiGửi mail cho bạnBổ sung vào blog
Trong vài thập kỷ qua, vịnh Cam Ranh được viết và nhắc tới khá nhiều. Ban đầu với ý nghĩa một cứ điểm quân sự Mỹ, sau đó như một căn cứ của Hải quân Nga. Giờ đây, Cam Ranh được nói đến như một vị trí đồn trú tiềm năng của các tàu ngầm Việt Nam do Nga sẽ chế tạo. Vậy nhưng ít ai biết rằng, lần đầu tiên Cam Ranh trở thành bến đậu của  một hải đoàn quân sự lớn vào năm 1905, những chiến hạm của Hải đoàn Thái Bình Dương thuộc Đế chế Nga.
 Đó là thời điểm diễn ra Chiến tranh Nga-Nhật. Hải đoàn được điều động rời các cảng Baltic ở tây-bắc nước Nga để tham gia chiến sự trên Biển Nhật Bản. Ngày 31 tháng 3 năm 1905, hải đoàn Nga bơi vào vịnh Cam Ranh. Theo dự kiến các tàu sẽ chỉ bốc than tại đây. Nhưng sau đó họ nhận được lệnh thả neo tiếp tục chờ các chiến hạm khác của Nga.
“Các thương nhân người Pháp và người Việt bơi bằng ghe bầu tới bán thực phẩm cho các thủy thủ Nga, với người Việt có thể mặc cả giá rẻ hơn,” – nhà sử học Maksim Syunenberg kể.
 “Vì vậy, thương gia Việt Nam là những vị khách được chào đón. Không ai cản trở việc họ lên tàu. Có ba người Việt trên một chiếc ghe bầu như vậy cũng lên boong, mời chào các thủy thủ mua hàng. Có điều, khi ấy họ đã là những nhân vật được biết tới ở Việt Nam, và tiếp đến tên tuổi họ mãi mãi đi vào lịch sử giải phóng dân tộc của đất nước này. Đó là các cụ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp. Mùa xuân năm 1905, các cụ đang thực hiện chuyến Nam du.”   
Cụ Huỳnh Thúc Kháng đã ghi lại trong hồi ký của mình: “Lúc đi qua Nha Trang, được tin chiến hạm Nga đậu tại Cam Ranh, bèn giả khách buôn, thuê thuyền đánh cá, mua trứng gà cùng trái cây các thứ, lên thuyền Nga xem.” 
Trong số họ không rõ ai là người khởi xướng cuộc thăm này? Nhà sử học Matxcova cho rằng, có khả năng đó là cụ Phan Châu Trinh.
   “Trong cuộc đời mình, chí sĩ Phan Châu Trinh luôn sống với nguyên tắc “Không vào hang hùm, sao bắt được cọp”. Chuẩn bị cho những cải cách căn bản ở Việt Nam, cụ nỗ lực làm quen với cuộc sống của các quốc gia hàng đầu vào thời đó. Cụ đã tới Nhật Bản để tận mắt thấy đất nước này sau cuộc Cách mạng Minh Trị. Tới nước Pháp quan sát nền văn minh công nghiệp mà cụ vốn quan tâm. Vì vậy, nhiều khả năng chính cụ Phan Châu Trinh là người đã đề xuất tiếp cận chiến hạm Nga, để có được một khái niệm đầu tiên, dù là bề ngoài, về đất nước này.”
Vào ngày thứ mười hai neo tại Cam Ranh, một đô đốc Pháp thông báo với ban chỉ huy hải đoàn Nga rằng các chiến hạm phải rời khỏi lãnh hải thuộc địa Pháp. Nhà chức trách Pháp e ngại phía Nhật Bản cáo buộc Pháp vi phạm sự trung lập đã tuyên bố với cả hai bên tham chiến, khi cho phép các tàu Nga đậu tại Việt Nam.
Các chiến hạm Nga rời vịnh và bơi ngoài khơi đại dương, trong khi chờ kết quả đàm phán ngoại giao căng thẳng giữa thủ đô của Nga và Pháp về số phận của hải đoàn. Cuối cùng họ được phép ghé vịnh Vân Phong để tiếp tục công việc bốc hàng.
Nhưng chẳng bao lâu, một tàu tuần dương hạm của Pháp bơi tới đây và viên chỉ huy tầu thông báo rằng, lòng hiếu khách đã cạn kiệt.
Các tàu Nga còn neo lại 4 ngày gần đảo Hòn Lớn để hoàn thành việc bốc than và sửa chữa. Ngày 1 tháng 5 năm 1905, hải đoàn Nga rời khỏi vùng biển Việt Nam. Lộ trình của họ hướng về đảo Tsushima trong vùng biển Nhật Bản - nơi diễn ra bi kịch của hạm đội Nga. Kết cục trận chiến không có cách nào khác. Người Nhật vượt trội người Nga hơn ba lần về số lượng tàu, tốc độ bơi cũng như mật độ hỏa lực. Chỉ số nhỏ tàu Nga đã thoát khỏi kết cục bi thảm, trong đó có tuần dương hạm Rạng Đông (Avrora), sau này trở thành một biểu tượng của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga.
Bốn mươi năm sau, Nga đã phục thù thất bại ở Tsushima bằng việc đánh bại đội quân đội Quan Đông của Nhật Bản trong Thế chiến II.( theo ruvr.ru)

Nhãn: , ,

Báo Mỹ nhận định về 'cơ hội' ở VN


Cập nhật: 22:17 GMT - chủ nhật, 3 tháng 6, 2012
Ông Leon Panetta nhắc đến cuộc chiến Việt Nam và nhu cầu nhìn tới tương lai
BBC Tiếng Việt điểm qua một số góc nhìn trên báo Mỹ và Anh về chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta được cho là 'mang tính biểu tượng' tới Vịnh Cam Ranh và Hà Nội.
Washington Post:
Tờ báo Mỹ hôm 3/6 cho rằng với Chính quyền Obama vốn đang có kế hoạch định hướng lại chính sách ngoại giao và quân sự về phía châu Á, Việt Nam 'đang đem lại một cơ hội trọng yếu' (key opportunity).
Blog của William Wan trên trang mạng của báo cùng ngày, theo giờ Mỹ, cũng ghi nhận "có những dấu hiệu Việt Nam có thể đã chín muồi cho một sự dàn xếp như vậy trong các năm tới, vì từ 2003, đã có 20 tàu của Hải quân Mỹ được phép cập vào Việt Nam".
"Dù Trung Quốc nỗ lực từ lâu nhằm thắt chặt quan hệ với chính quyền cộng sản tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo Hà Nội ngày càng quay đi phía khác tìm các đối tác mới, và điều ghi nhận rõ là với Hoa Kỳ," tác giả William Wan viết.
Bài cũng trích lời ông Ernie Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (Center for Strategic and International Studies) ở Washington nói về Việt Nam:
“Đây là quốc gia có tư duy rõ về chiến lược với Trung Quốc, và về vị trí của mình ở châu Á,"
"Việt Nam hóa ra lại là một trong số nước nói thẳng nhất. Họ thấy thế nào thì nói thế khi bàn về Trung Quốc, và đây là điều hấp dẫn người Mỹ."
"Chúng ta cần xây đắp một quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai nước để nhìn tới tương lai"
Bộ trưởng Leon Panetta
American Forces Press Service:
Trang web của Quân lực Hoa Kỳ có phóng viên Jim Garamone đi cùng Bộ trưởng Leon Panetta tới Vịnh Cam Ranh thì nhắc nhiều hơn đến khía cạnh lịch sử của chuyến đi.
Ông Leon Panetta, người mang hàm trung úy quân báo thời gian Mỹ tham chiến ở Việt Nam đã có nhiều bạn cùng học hy sinh tại chiến trường này dù ông không phục vụ tại Việt Nam, và chuyến thăm đến Cam Ranh là dịp để ông nhắc lại sự hy sinh:
"Chúng ta đều nhớ tới máu hai bên đã đổ xuống bởi mọi bên của cuộc chiến - bởi người Mỹ và người Việt Nam,"
Nhưng ông nói dù có nhiều câu hỏi vì sao lại có cuộc chiến đó, điều cần làm là từ những hy sinh đấy, "chúng ta xây đắp một quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai nước để nhìn tới tương lai".
Gửi thông điệp đến cả nước chủ nhà Việt Nam, ông Panetta được trích lời trong bản tin của Quân lực Hoa Kỳ nói rằng "Chúng ta có thể không chỉ bắt đầu hàn gắn vết thương của quá khứ mà cần xây dựng một tương lai tốt hơn cho nhân dân mọi nước ở vùng châu Á - Thái Bình Dương".
Navy Times:
Trang web của Hải quân Hoa Kỳ thì nhấn mạnh đến điều họ cho là Ngũ Giác Đài đang tìm cơ hội xây dựng các cơ sở quân sự với các quốc gia đối tác ở trong vùng châu Á - Thái Bình Dương.
Trang này nhắc lời ông Panetta nói điều quan trọng là "bảo vệ được các quyền hàng hải chủ yếu cho mọi quốc gia ở Biển Đông và nơi khác".
Báo chí của quân đội Mỹ cũng nhắc ông Panetta là quan chức Hoa Kỳ cao cấp nhất tới Vịnh Cam Ranh từ hàng chục năm qua.
Hồi năm 1966, Tổng thống Lyndon Johnson đã bay vào Vịnh Cam Ranh để thăm quân Mỹ và gặp gỡ giới chức Việt Nam Cộng hòa.
Financial Times:
Tờ báo Anh chú ý rộng hơn đến bối cảnh của chuyến thăm mà Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ tới Việt Nam sau khi đọc diễn văn và hội đàm tại Singapore.
Bài báo nhắc đến tranh chấp quanh bãi cạn Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc và ghi nhận ông Panetta đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippine, ông Voltaire Gazmin tại Singapore.
Nhưng Financial Times đã phỏng vấn và được ông Panetta cho biết rằng theo quan điểm của Hoa Kỳ, "các nước tại biển Nam Trung Hoa phải tự giải quyết với nhau các cuộc tranh chấp".
Ông nói: "Điều tối quan trọng là cả Trung Quốc và các nước ASEAN xây dựng được bộ quy tắc ứng xử nhằm giúp giải quyết các vấn đề này,"
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói "sẽ không thể đủ nếu Hoa Kỳ cứ xông tới nhằm cố gắng giải quyết các vấn đề đ́ó".
                                                                                theo  bbc

Nhãn:

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Các Lãnh tụ Liên Xô từ Lenin tới Gorbachev ( tổng hợp từ Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)


Vladimir Ilyich Lenin

Vladimir Ilyich Lenin
Владимир Ильич Ленин
{{{caption}}}
Lê-nin năm 1920
Chủ tịch Hội đồng Ủy ban Nhân dân Cộng hòa Liên bang Xô-viết
Nhiệm kỳ
30 tháng 12 năm 1922 – 21 tháng 1 năm 1924
Kế nhiệm
Alexey Rykov
Chủ tịch Hội đồng Ủy ban Nhân dân Cộng hòa Xã hội Liên bang Nga
Nhiệm kỳ
8 tháng 11 năm 1917 – 21 tháng 1 năm 1924
Kế nhiệm
Alexey Rykov
Lãnh đạo đảng Cộng sản Liên bang Xô-viết
Nhiệm kỳ
17 tháng 11 năm 1903 – 21 tháng 1 năm 1924
Kế nhiệm
Đảng
Sinh
22 tháng 4 năm 1870
Mất
21 tháng 1 năm 1924 (53 tuổi)
Quốc tịch
Tôn giáo
Không
Hôn nhân
Nadezhda Krupskaya (Наде́жда Константи́новна Кру́пская)
Chữ kí
Unterschrift Lenins.svg



















































Vladimir Ilyich Lenin (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Ле́нин, phiên âm tiếng Viêt: Vla-đi-mia Y-lích Lê-nin), tên khai sinh là Vladimir Ilyich Ulyanov (tiếng Nga: Влади́мир Ильи́ч Улья́нов), còn thường được gọi với tên V. I. Lenin hay N. Lenin, có các bí danh: V.Ilin, K.Tulin, Karpov...; sinh ngày 22 tháng 4 năm 1870, mất ngày 21 tháng 1 năm 1924; là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sảnNga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.
Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nước Nga Xô Viết.
Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường ĐỏMoskva. Ông được tạp chí Time bình chọn là một trong 100 nhân vật ảnh hưởng nhất trong thế kỷ 20.
Đọc thêm »